Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thạch Kính Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 45:
Năm 923, Lý Tồn Úc xưng đế, lập quốc [[Hậu Đường]], sau đó tiến hành một chiến dịch diệt Hậu Lương trong cùng năm, Lý Tự Nguyên đóng vai trò nổi bật trong chiến dịch.<ref>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷272|quyển 272]].</ref> Thạch Kính Đường và Lý Tòng Kha (dưỡng tử của Lý Tự Nguyên) đều lập được công lớn trong chiến dịch, song Trang Tông Lý Tồn Úc không ban phú quý cho Thạch Kính Đường vì theo ghi chép thì ông không thích kể công [nên công lao không nổi tiếng], duy có Lý Tự Nguyên là biết.<ref name=CNDS75/>
 
Sau khi chinh phục được [[Tiền Thục]], năm 926, Hậu Đường Trang Tông cho sát hại hai danh tướng là [[Quách Sùng Thao]] và [[Lý Kế Lân]], khiến quân đội Hậu Đường trên dưới đều lo sợ và tức giận. Trang Tông phái Lý Tự Nguyên đi trấn áp binh biến tại Nghiệp Đô (鄴都, nay thuộc [[Hàm Đan]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]), song binh sĩ của Lý Tự Nguyên lại tiến hành binh biến và buộc Lý Tự Nguyên phải tham dự nổi dậy với binh sĩ Nghiệp Đô. Khi Lý Tự Nguyên thoát được khỏi Nghiệp Đô, Thạch Kính Đường thuyết phục Lý Tự Nguyên rằng muốn sự thành cần phải quả quyết, rằng Lý Tự Nguyên đã cùng quân phản loạn nhập thành thì sau này không thể được yên, và nguyện dẫn 300 kị binh đi đánh chiếm Đại Lương. Do khuyến nghị của Thạch Kính Đường và những người khác, Lý Tự Nguyên cuối cùng quyết định tập hợp binh sĩ và tiến về phía nam, ban đầu tiến về bồi đô [[Khai Phong|Đại Lương]] (nguyên là kinh đô của Hậu Lương) và sau đó là đế đô [[Lạc Dương]]. Trong chiến dịch này, Thạch Kính Đường và Lý Tòng Kha tiếp tục đóng vai trò quan trọng.<ref name=TTTG274>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷274|quyển 274]].</ref> Ngày Đinh Hợi tháng 4 (15 tháng 5), Hậu Đường Trang Tông bị sát hại trong một cuộc binh biến tại Lạc Dương, Lý Tự Nguyên sau đó tiến vào thành và trở thành giám quốc.<ref name=TTTG275>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷275|quyển 275]].</ref>
 
=== Thời Minh Tông ===
Đương thời, hoàng tử của Trang Tông là Ngụy vương [[Lý Kế Ngập]] đang đem quân chinh Thục trở về, hướng về Lạc Dương. Lý Tự Nguyên lo sợ sẽ xảy ra rỗi loạn, bèn bổ nhiệm Thạch Kính Đường làm Thiểm châu (陝州, nay thuộc [[Tam Môn Hiệp]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]) lưu hậu vào ngày Mậu Tuất (12) tháng 4 (26 tháng 5), hôm sau thì bổ nhiệm Lý Tòng Kha làm Hà Trung (河中, nay thuộc [[Vận Thành]], [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]]). Tuy nhiên, binh sĩ của Lý Kế Ngập bỏ trốn, và người này quyết định tự sát. Thuộc cấp của Lý Kế Ngập và [[Nhâm Hoàn]] đem số quân còn lại đi về phía đông, Lý Tự Nguyên mệnh Thạch Kính Đường úy phủ, đám quân này đều quy phục. Lý Tự Nguyên tức hoàng đế vị vào ngày Bính Ngọ cùng tháng (3 tháng 6), tức Hậu Đường Minh Tông.<ref name=TTTG275/>
 
Sang tháng 5, Thạch Kính Đường được thăng làm Quang lộc đại phu, kiểm hiệu tư đồ, đảm nhiệm Bảo Nghĩa (保義, trị sở tại Thiểm châu) tiết độ sứ. Tháng 2 năm Đinh Hợi (927), Thạch Kính Đường được thăng làm Kiểm hiệu thái phó, kiêm Lục quân chư vệ phó sứ, tiến phong Khai quốc bá, tăng thực ấp lên 400 hộ. Cùng tháng, Thạch Kính Đường nhập triều<ref name=CNDS75/> (hoàng tử của Minh Tông là [[Lý Tòng Hậu]] là Phán lục quân chư vệ sự).<ref name=TTTG275/> Sang tháng 8, Minh Tông thăng thực ấp của Thạch Kính Đường lên 800 hộ, thực phong 100 hộ, biểu dương cống hiến của ông.<ref name=CNDS75/>
 
Tháng 10 năm đó, do Tuyên Vũ (宣武, trị sở nay thuộc [[Khai Phong]], Hà Nam) tiết độ sứ [[Chu Thủ Ân]] nổi dậy, Minh Tông cho [[Phạm Diên Quang]] đem quân đi đánh thủ phủ của Tuyên Vũ là thành Đại Lương, rồi mệnh Ngự doanh sứ Thạch Kính Đường đem thân quân tiếp ứng, sau đó Minh Tông cũng đến sát thành Đại Lương. Do nhận thấy tình hình vô vọng nên Chu Thủ Ân tự sát. Ngày Quý Mão cùng tháng (22 tháng 11), Minh Tông bổ nhiệm Thạch Kính Đường làm Tuyên Vũ tiết độ sứ, kiêm Thị vệ thân quân mã bộ đô chỉ huy sứ. Ngày Mậu Dần (3) tháng 4 năm Mậu Tý (25 tháng 4 năm 928), Lý Tự Nguyên bổ nhiệm Thạch Kính Đường là Nghiệp Đô lưu thủ, Thiên Hùng (天雄, trị sở tại Nghiệp Đô) tiết độ sứ, thăng làm ''Đồng bình chương sự'',<ref name=TTTG276>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷276|quyển 276]].</ref> Ngày Đinh Mùi (3) tháng 5 (24 tháng 5), Thạch Kính Đường được thăng làm Phò mã đô úy.<ref name=CNDS75/>
 
Tháng 2 năm Trường Hưng thứ 1 (930), Minh Tông nam giao lễ tất, thăng Thạch Kính Đường làm Kiểm hiệu thái úy, tăng thực ấp 500 hộ. Đương thời, Nghiệp Đô là nơi phồn phú, dân tranh tụng nhiều, Thạch Kính Đường lệnh để hòm thư ở cửa phủ và thường xuyên xem xét, xử nhiều vụ án và bắt giữ nhiều người.<ref name=CNDS75/>
 
Tháng 9 năm đó, hai tiết độ sứ lớn tại Thục (do Trang Tông bổ nhiệm) là Tây Xuyên (西川, trị sở nay thuộc [[Thành Đô]], [[Tứ Xuyên]]) tiết độ sứ [[Mạnh Tri Tường]] và Đông Xuyên (東川, trị sở nay thuộc [[Miên Dương]], Tứ Xuyên) tiết độ sứ [[Đổng Chương]] cùng nổi dậy do lo sợ Xu mật sứ [[An Trọng Hối]]. Minh Tông bổ nhiệm Thạch Kính Đường làm Đông xuyên hành doanh đô chiêu thảo sứ, kiêm tri Đông Xuyên hành phủ sự. Ngày Nhâm Thìn (3) tháng 12 (25 tháng 12), Thạch Kính Đường tiến đến [[Kiếm Môn quan]], song sau khi chiếm được cứ điểm này thì không thể dễ dàng tiến quân hơn nữa trước quân Đông Xuyên và Tây Nguyên. Sau đó, Minh Tông khiển An Trọng Hối đến đốc chiến, Thạch Kính Đường từ đầu vốn không muốn Tây chinh, nhân cơ hội này bèn dâng biểu tấu luận cho Minh Tông, nói rằng không thể chinh phạt được Thục, Minh Tông phần nào bị thuyết phục. Sau đó, Minh Tông buộc An Trọng Hối đi làm tiết độ sứ rồi sát hại, triệu hồi quân của Thạch Kính Đường (song Thạch Kính Đường bắt đầu thoái quân từ trước đó). Đến ngày Kỉ Dậu tháng 4 năm Tân Mão (11 tháng 5 năm 931), Thạch Kính Đường lại được kiêm Lục quân chư vệ phó sứ (dưới quyền Tần vương [[Lý Tòng Vinh]]).<ref name=TTTG277>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷277|quyển 277]].</ref> Sang tháng 6, ông được bổ nhiệm làm Hà Dương (河陽, trị sở nay thuộc Luoyang) tiết độ sứ.<ref name=CNDS75/>
 
Lý Tòng Vinh ghen tị với Lý Tòng Hậu, xem mình là người kế vị do là mẫu huynh, khinh thường hà hiếp bá quan. Thê của Thạch Kính Đường lúc này được phong tước Vĩnh Ninh công chúa- có sinh mẫu là Tào hoàng hậu, còn mẫu thân của Lý Tòng Vinh là Hạ thị, công chúa và Lý Tòng Vinh ganh ghét lẫn nhau. Thạch Kính Đường không muốn cộng sự với Lý Tòng Vinh, thường muốn được bổ nhiệm ở ngoài kinh thành để tránh họa. Ngày Đinh Hợi (9) tháng 11 (9 tháng 12), Minh Tông bổ nhiệm Thạch Kính Đường làm Bắc Kinh lưu thủ, Hà Đông (河東, trị sở tại Thái Nguyên) tiết độ sứ, kiêm Thị trung, kiêm Đại Đồng, Chấn Vũ, Chương Quốc, Uy Tắc đẳng quân Phiên-Hán mã bộ tổng quản. Thạch Kính Đường đến thành Tấn Dương, cho bộ tướng [[Lưu Tri Viễn]], Chu Côi (周瓌) làm đô áp nha, đặt làm tâm phúc, quân sự ủy thác cho Lưu Tri Viễn, còn tài chính ủy thác cho Chu Côi.<ref name=TTTG278>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷278|quyển 278]].</ref>
 
Cuối năm 933, Lý Tự Nguyên lâm trọng bệnh, Lý Tòng Vinh dùng vũ lực đoạt lấy quyền kiểm soát triều đình, song thất bại dưới tay của các Xu mật sứ Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân, và bị giết. Sau khi Lý Tự Nguyên mất, Lý Tòng Hậu đến Lạc Dương và tức hoàng đế vị vào ngày Quý Mão (1) tháng 12 (20 tháng 12)<ref name=TTTG278/>
 
== Trị vì và suy yếu ==