Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thạch Kính Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 61:
 
Cuối năm 933, Lý Tự Nguyên lâm trọng bệnh, Lý Tòng Vinh dùng vũ lực đoạt lấy quyền kiểm soát triều đình, song thất bại dưới tay của các Xu mật sứ Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân, và bị giết. Sau khi Lý Tự Nguyên mất, Lý Tòng Hậu đến Lạc Dương và tức hoàng đế vị vào ngày Quý Mão (1) tháng 12 (20 tháng 12)<ref name=TTTG278/>
 
=== Thời Lý Tòng Hậu ===
Đến ngày Mậu Tý (17) tháng 1 năm Giáp Ngọ (3 tháng 2 năm 934), Lý Tòng Hậu cho Thạch Kính Đường kiêm ''Trung thư lệnh''.<ref name=TTTG278/>
 
Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân nắm giữ triều chính, hai người này có ngờ vực với Thạch Kính Đường và Lý Tòng Kha do từng lập được đại công dưới quyền Minh Tông.<ref name=TTTG278/> Do không muốn Thạch Kính Đường ở lâu tại Thái Nguyên và muốn triệu [[Mạnh Hán Quỳnh]] từ Thiên Hùng về triều, ngày Kỉ Mão (9) tháng 2 (26 tháng 3), họ chuyển Thành Đức (成德, trị sở nay thuộc [[Thạch Gia Trang]], Hà Bắc) tiết độ sứ Phạm Diên Quang làm Thiên Hùng tiết độ sứ thay thế Mạnh Hán Quỳnh, chuyển Phượng Tướng (鳳翔, trị sở nay thuộc [[Bảo Kê]], [[Thiểm Tây]]) tiết độ sứ Lý Tòng Kha làm Hà Đông tiết độ sứ, chuyển Thạch Kính Đường làm Thành Đức tiết độ sứ. Họ làm vậy mà không cần Lý Tòng Hậu giáng chế thư, mà chỉ cử sứ thần đem lệnh từ Xu mật viện đến trấn.<ref name=TTTG279/>
 
Lý Tòng Kha bèn tiến hành nổi dậy, Lý Tòng Hậu phái [[Vương Tư Đồng]] đem quân đi trấn áp, quân của Vương Tư Đồng sụp đổ sau khi Thiên bì Dương Tư Quyền (楊思權) tiến hành binh biến và đầu hàng Lý Tòng Kha. Lý Tòng Kha hành quân về Lạc Dương.<ref name=TTTG279/> Đêm ngày Mậu Thìn (28) tháng 3 (14 tháng 5), Lý Tòng Hậu chạy khỏi Lạc Dương với chỉ 50 kị binh, hướng đến Ngụy châu (魏州)- thủ phủ của Thiên Hùng. Trong khi đó, Thạch Kính Đường đang tiến từ Hà Đông về phía nam, ban đầu có ý hỗ trợ Lý Tòng Hậu. Ngày Canh Ngọ (1) tháng 4 (16 tháng 5), Lý Tòng Hậu đến gần Vệ châu (衛州, nay thuộc [[An Dương (địa cấp thị)|An Dương]], Hà Nam]). Thạch Kính Đường tham vấn Vệ châu thứ sử Vương Hoằng Chí (王弘贄), người này cho rằng sự nghiệp của Lý Tòng Hậu không còn hy vọng. Khi binh sĩ của Lý Tòng Hậu là Cung tiễn khố sứ Sa Thủ Vinh và Bôn Hồng Tiến nghe được, họ trách mắng Thạch Kính Đường xảo trá, Sa Thủ Vinh cố gắng ám sát Thạch Kính Đường song thất bại. Nha nội chỉ huy sứ Lưu Tri Viễn của Thạch Kính Đường dẫn binh tận sát hầu cận và binh sĩ của Lý Tòng Hậu, chỉ tha cho Lý Tòng Hậu, Thạch Kính Đường và tùy tùng tiếp tục đến Lạc Dương (để bày tỏ trung thành với Lý Tòng Kha). Ngày Quý Dậu (4) tháng 4 (19 tháng 5), Tào thái hậu (nhạc mẫu của Thạch Kính Đường) hạ lệnh phế Lý Tòng Hậu và giáng làm Ngạc vương, sau đó lệnh Lý Tòng Kha tức hoàng đế vị, Lý Tòng Kha tuân theo. Lý Tòng Kha sau đó sai người đi sát hại Lý Tòng Hậu.<ref name=TTTG279/>
 
=== Thời Lý Tòng Kha ===
Lý Tòng Kha và Thạch Kính Đường đều là người dũng lực thiện đấu, là thân tín của Minh Tông, song trong lòng ganh đua nhau, vốn không ưa lẫn nhau. Sau khi Lý Tòng Kha tức vị, Thạch Kính Đường bất đắc dĩ nhập triều, sau tang lễ của Minh Tông vẫn không dám xin về Hà Đông. Thạch Kính Đường có bệnh từ lâu, Tào thái hậu và Ngụy Quốc công chúa thường xin cho Thạch Kính Đường, song tướng tá của Lý Tòng Kha nhiều người khuyên nên giữ Thạch Kính Đường lại kinh thành. Tuy nhiên, Xu mật sứ Hàn Chiêu Dận và Lý Chuyên Mỹ cho rằng giữ Thạch Kính Đường ở lại Lạc Dương sẽ khiến một phò mã khác của Minh Tông là Tuyên Vũ (宣武, trị sở tại Đại Lương) tiết độ sứ Triệu Diên Thọ cảm thấy lo sợ [cha của Diên Thọ là Lô Long (盧龍, trị sở nay thuộc [[Bắc Kinh]]) tiết độ sứ [[Triệu Đức Quân]]]. Lý Tòng Kha thấy Thạch Kính Đường gầy yếu, cho rằng ông không còn là mối đe dọa, cho phục làm Hà Đông tiết độ sứ, nói rằng "Thạch lang không chỉ thân mật, mà còn đồng gian nan với ta từ thiếu thời. Nay ta là Thiên tử, sao không dựa vào Thạch lang?"<ref name=TTTG279/> (Thạch Kính Đường và những người ủng hộ sau này tuyên bố rằng khi đó Lý Tòng Kha cũng hứa riêng với ông rằng ông sẽ không bao giờ bị chuyển khỏi Hà Đông cho đến cuối đời.)<ref name=TTTG280>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷280|quyển 280]].</ref>
 
Sau khi Thạch Kính Đường trở về Hà Đông, [[nhà Liêu|Khiết Đan]] nhiều lần xâm nhập các trấn phía bắc của Hậu Đường. Thạch Kính Đường và Triệu Đức Quân nhiều lần yêu cầu tăng viện để chống Khiết Đan, và họ được phép tích binh lính và vật tư tại trấn của họ. Thạch Kính Đường lo sợ rằng Lý Tòng Kha có thể vẫn nghi ngờ mình, ông hối lộ cho hầu cận của Tào thái hậu nhằm dò xét mật mưu của Lý Tòng Kha tại Lạc Dương, biết rõ sự tình, ngoài ra hai nhi tử của Thạch Kính Đường cũng làm nội sử tại Lạc Dương.<ref name=TTTG279/> (Tên hai người được ghi trong ''[[Tân Ngũ Đại sử]]'' là Thạch Trọng Anh (石重英) và Thạch Trọng Dận (石重胤),<ref name=NHFD17>''Tân Ngũ Đại sử'', [[:zh:s:新五代史/卷17|quyển 17]].</ref> và troing ''[[Tư trị thông giám]]'' là Thạch Trọng Dận (石重殷) và Thạch Trọng Duệ (石重裔).<ref name=TTTG280/>)
 
<!-- , there was an incident in which, when the imperial envoy was at the front to review Shi's army and to deliver the imperially-bestowed supplies to the army, the soldiers began to chant, "May you live 10,000 years!" at Shi — a chant that should be reserved for the emperor. Shi became fearful, and under the advice of his staff member Duan Xiyao (段希堯), had Liu Zhiyuan behead 36 of the soldiers leading the chant, to try to alleviate the suspicion might be cast on him, but that did not stop Lý Tòng Kha from suspecting him of having greater ambitions upon receiving the report from the imperial envoy. As Shi was formally the commander of the army to the north, Lý Tòng Kha commissioned the general [[Zhang Jingda]] to serve as his deputy to divide his command.<ref name=TTTG279/> -->935
 
== Trị vì và suy yếu ==