Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mãn Châu quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Solemn (thảo luận | đóng góp)
Dòng 87:
|revhep=Dai Manshū Teikoku
|kunrei=}}
Bằng cách này Nhật Bản chính thức tách Mãn Châu quốc ra khỏi Trung Quốc trong suốt [[thập niên 1930]]. Với sự đầu tư của Nhật Bản cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khu vực này trở thành trung tâm công nghiệp. Vào năm 2007, một bài báo của Reiji Yoshida trong [[Thời báo Nhật Bản]] đã tranh luận rằng những đầu tư của người Nhật một phần do [[buôn bán thuốc phiện]]. Theo bài báo, một tài liệu do Yoshida tìm thấy đã chứng minh rằng [[Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á#Ban phát triển Đông Á|Ban phát triển Đông Á]] đã ngụ ý trực tiếp sẽ cung cấp tài chính cho những nhà bán lẻ thuôc phiện ở Trung Quốc để kiếm lời cho chính quyền bù nhìn Mãn Châu quốc, Nam Kinh và Mông Cổ.<ref> ''Japan profited as opium dealer wartime China'', http://search.japantimes.co.jp/cgi-bin/nn20070830f1.html</ref> Tài liệu này kiểm chứng những phân tích trước đây của [[Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông]] trong đó có nói rằng {{cquote|Mục đích thực sự của Nhật Bản khi dính líu đến việc buôn bán thuốc phiện còn nham hiểu hơn nhiều chứ không chỉ làm hư hỏng người Trung Hoa. Nhật Bản, nước đã ký và phê chuẩn hiệp định thuốc phiện, bị ràng buộc không được dính líu với việc buôn bán thuốc phiện, nhưng quốc gia này đã nhận thấy quốc gia có vẻ, nhưng thực ra độc lập giả tạo là một cơ hội thuận tiện để thực hiện một vụ buôn bán thuốc phiện toàn cầu và gieo rắc cái xấu xa này cho quốc gia bù nhìn (...) Vào năm 1937, người ta đã chỉ ra rằng trong Liên minh các quốc gia có đến 90% lượng bạch phiến lậu trên thế giới có nguồn gốc từ người Nhật...}} <ref>[http://www.ibiblio.net/hyperwar/PTO/IMTFE/IMTFE-5.html HyperWar: International Military Tribunal for the Far East [Chapter 5&#93;<!-- Bot generated title -->]</ref>. }}
 
[[Hình:Puyi-Manchukuo.jpg|thumb|250px|left|[[Phổ Nghi]] thời kỳ làm Hoàng Đế Khang Đức của Mãn Châu quốc]]