Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Viễn Phương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
 
Chi đội này hoạt động trên một địa bàn rộng lớn thuộc
[[đồng bằng sông Cửu Long]]. Từ cảm xúc có thật trên mỗi chặn đường chiến đấu gian khổ, những bài thơ của ông đã lần lượt ra đời, và được đăng trên báo 'Tiếng Súng Kháng Ðịch', là tờ báo duy nhất của Khu 9 [[Nam Bộ]] lúc bấy giờ.
 
Năm 1952, Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật lấy tên Giải thưởng Cửu Long, thì trường ca 'Chiến thắng Hòa Bình' của ông được xếp giải nhì về thơ.
 
Không lâu sau, Chi hội Văn nghệ Nam Bộ tổ chức đại hội, ông được bầu vào Ban chấp hành. Năm 1954, cuộc [[kháng chiến chống Pháp]] kết thúc, ông được phân công về [[Sài Gòn]] hoạt động.
 
Về Sài Gòn, ông đi dạy học, làm thuê kiếm sống nhưng công việc chủ yếu vẫn là sáng tác văn thơ. Với bút hiệu Viễn Phương, ông làm thơ và viết truyện đăng trên một số tờ báo ở Sài Gòn như ''Nhân loại, Hừng sáng, Công lý''...
Do những bài viết có nội dung chống đối, năm 1960, ông bị nhà cầm quyền Sài Gòn bắt giam[[Chí Hòa]]. Trong tù, ông vẫn tiếp tục làm thơ.
Sau khi ra tù (1962), ông rời Sài Gòn vào chiến trường [[Củ Chi]] tiếp tục chiến đấu và làm thơ.
 
Sau [[sự kiện 30 tháng 4, 1975]], ông liền được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng [[Thành phố Hồ Chí Minh]], Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật [Thành phố Hồ Chí Minh] và được bầu vào Ban chấp hành [[Hội Nhà văn Việt Nam]].
 
Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn lấy bút danh 'Phương Viễn' và cũng sáng tác cả văn xuôi. Ông nổi tiếng với bài thơ 'Viếng lăng Bác' (Kim Son phổ nhạc) đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông. Ông được tặng [[Giải thưởng Nhà nước]] về Văn học nghệ thuật năm [[1995]].
 
Nhà thơ Viễn Phương mất ngày [[21 tháng 12]] năm [[2005]] tại [[Thành phố Hồ Chí Minh]].
 
== Tác phẩm chính ==