Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa Lư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n (Script) File renamed: File:Codohoaluk-1.jpgFile:Codohoalu-1.jpg File renaming criterion #3: Correct misleading names into accurate ones.
Alphama Tool
Dòng 2:
[[Tập tin:Codohoalu1-Model.jpg|nhỏ|phải|250px|Sơ đồ kinh đô Hoa Lư]]
[[Tập tin:Codoj6.JPG|nhỏ|phải|250px|Những ngọn núi đá tự nhiên được các triều vua nối lại bằng tường thành nhân tạo]]
'''Hoa Lư''' ([[chữ Hán]]: 華閭) là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam <ref>[http://www.cinet.gov.vn/upLoadFile/HTML/baoton_baotang/ditich/chitiet/NinhBinh/ditich/codohoalu.htm Cố đô Hoa Lư], Giới thiệu Cố đô Hoa Lư trên trang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam</ref>. Kinh đô này tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là [[nhà Đinh]], [[nhà Tiền Lê]] và [[nhà Lý]] với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh [[Tống]] - dẹp [[Chiêm]] và phát tích quá trình định đô [[Hà Nội]].<ref>[http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=117452940 Tỉnh Ninh Bình], Hà Thái, Trang điện tử Uỷ ban Dân tộc, 21/07/2011</ref> Năm 1010 vua [[Lý Thái Tổ]] dời kinh đô từ Hoa Lư ([[Ninh Bình]]) về [[Thăng Long]] ([[Hà Nội]]), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ…<ref>Thời Lý xây dựng thêm các di tích như cầu Đông, cầu Dền; thời Trần tìm thấy dấu tích tại Ghềnh Tháp, hang Bói, đình Yên Thành; thời Hậu Lê xây dựng lại đền Vua Đinh, đền Vua Lê…; thời Mạc có [[Bùi Văn Khuê]] là người Hoa Lư đứng ra xây dựng, tu tạo các đền thờ; thời Nguyễn xây mới các lăng mộ ở núi Mã Yên và động Hoa Sơn...</ref> Kinh đô Hoa Lư xưa, nay chỉ còn là [[Cố đô Hoa Lư]] với diện tích tự nhiên 13.87&nbsp; km² nằm trọn trong [[quần thể di sản thế giới Tràng An]] thuộc địa bàn tỉnh [[Ninh Bình]].
 
==Thời kỳ tiền Hoa Lư==
Dòng 109:
Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được ưu thế [[sông Sào Khê]] chảy dọc thành, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Một tổng thể kinh thành gồm hai tòa thành riêng biệt, rất thuận tiện cho việc bố trí từng khu triều đình, quan lại hay quân sĩ. Song việc qua lại giữa hai thành không vì vậy mà trở ngại. Thiên nhiên đã khéo bố trí một con đường kín đáo mà thuận tiện, đó là Quèn Vông, quãng tiếp giáp giữa núi Hang Sung và núi Quèn Dót. Ở mỗi tòa thành còn có một đoạn tường thành ngắn có thể chia làm hai phần, tăng thêm mức độ quanh co hiểm hóc cho công trình. Triều Đinh thành lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, khi mà những mô hình thành lũy kiểu Hán ngang bằng sổ ngay, phương hướng tề chỉnh, quy cách xây dựng trở thành công thức, đã mọc lên không ít ở nhiều nơi. Nhưng thành Hoa Lư độc đáo được xây dựng lại không theo một khuôn mẫu Trung Quốc của bất cứ thời nào. Là một căn cứ quân sự, Hoa Lư đã đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của một công trình phòng thủ. Có thể coi Hoa Lư là một công trình kiến trúc quân sự hiếm có trong lịch sử Việt Nam và cả trong lịch sử các nước khác đương thời. Hoa Lư là một tòa nhà điển hình cho phương pháp xây dựng lợi dụng địa thế tự nhiên. Cũng bởi lẽ đó mà thành Hoa Lư có dáng hình độc đáo, có đầy đủ tính chất kiên cố, hiểm trở của một công trình quân sự, lại thêm tính kỳ vĩ, hữu tình của một thắng cảnh.
 
Hiện nay thành thiên tạo vẫn còn, thành nhân tạo và cung điện chỉ còn là những dấu tích đang được khai quật. Các nhà khảo cổ đào một số đoạn tường thành phát hiện ở những khu vực này có móng thành bằng cành cây với nhiều cọc đóng xuống sâu. Phía trong của tường thành xây bằng gạch, dày đến 0,45 m, cao từ 8-10 mét. Chân tường kè đá tảng, gạch bó và đóng cọc gỗ. Loại gạch phổ biến có kích thước 30 x 16 x 4&nbsp; cm, trên gạch thường có in các dòng chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" và "Giang Tây quân". Phía ngoài tường gạch là tường đất đắp rất dày.<ref>[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1320aWQ9OTk3NiZncm91cGlkPTcma2luZD0ma2V5d29yZD0=&page=2 Thành Hoa Lư trên Bách khoa toàn thư]</ref>
 
===Thành Nam===
Dòng 152:
{{Chính|Cố đô Hoa Lư}}
[[Tập tin:Codohoalu2-Model.jpg‎|nhỏ|phải|300px|Mặt bằng tổng thể khu trung tâm [[cố đô Hoa Lư]]]]
Sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, kinh đô Hoa Lư trở thành cố đô. Toàn bộ khu di tích [[Cố đô Hoa Lư]] hiện nay nằm trên địa bàn giáp ranh giới 3 huyện, thành phố của tỉnh [[Ninh Bình]]. Khu di tích lịch sử văn hóa [[Cố đô Hoa Lư]] hiện nay thuộc [[quần thể di sản thế giới Tràng An]], có diện tích tự nhiên 13.87&nbsp; km² gồm:<ref>Theo quyết định Số: 82/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ Việt Nam</ref>
 
'''Vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 3&nbsp; km²''' gồm toàn bộ khu vực nằm trong thành Hoa Lư, trong vùng có các di tích lịch sử: [[đền Vua Đinh Tiên Hoàng]], [[đền Vua Lê Đại Hành]], lăng vua Đinh, lăng vua Lê, [[đền thờ Công chúa Phất Kim]], [[chùa Nhất Trụ]], [[phủ Vườn Thiên]], bia Câu Dền, chùa Kim Ngân, hang Bim, núi Mã Yên, núi Phi Vân, núi Cột Cờ, [[sông Sào Khê]], một phần khu sinh thái [[Tràng An]] và các đoạn tường thành, nền cung điện nằm dưới lòng đất...
 
'''Vùng đệm có diện tích 10,87&nbsp; km²''' gồm toàn cảnh hai bên [[sông Sào Khê]], khu dân cư các thôn: Yên Hạ, Vàng Ngọc và quần thể [[Tràng An]]. Trong vùng có các di tích lịch sử: [[động Am Tiên]], hang Quàn, hang Muối, đình Yên Trạch, chùa Bà Ngô, hang Luồn, hang Sinh Dược, hang Địa Linh, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, động Liên Hoa, đền thờ thần Quý Minh, phủ Khống, phủ Đột, hang Bói...
 
'''Các di tích liên quan trực tiếp''' gồm các di tích không nằm trong 2 vùng trên nhưng có vai trò quan trọng đối với quê hương và sự nghiệp của triều đại [[nhà Đinh]] như chùa Bàn Long, [[chùa Bái Đính]], cổng Đông, cổng Nam, [[động Thiên Tôn]], [[động Hoa Lư]], [[đền thờ Đinh Bộ Lĩnh]]...