Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Uất Trì Huýnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1:
'''Uất Trì Quýnh''' ([[tiếng Trung]]: 尉遲迥) (?- 580), tự '''Bạc Cư La''' (薄居羅)<ref name=CT>[http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%91%A8%E6%9B%B8/%E5%8D%B721 Chu thư: Quyển 21, Liệt truyện 13: Uất Trì Quýnh]</ref>, cháu ngoại [[Vũ Văn Thái]], là một tướng của các quốc gia do bộ lạc [[Tiên Ti]] lập ra là [[Tây Ngụy]] và [[Bắc Chu]]. Lần đầu tiên ông nổi danh khi người cậu là [[Vũ Văn Thái]] làm thượng trụ của Tây Ngụy và sau đó phục vụ nhà Bắc Chu sau khi gia tộc họ Vũ Văn thành lập triều đại nhà Bắc Chu (sau khi Vũ Văn Thái đã chết). Năm 580, tin rằng nhiếp chính [[Tùy Văn Đế|Dương Kiên]] muốn cướp ngôi, Uất Trì Quýnh đã nổi dậy chống lại Dương Kiên nhưng nhanh chóng thất bại. Ông tự vẫn.
 
==Thân thế==
== Thời Tây Ngụy ==
Người ta không rõ Uất Trì Quýnh sinh năm nào. Tổ tiên của ông là một nhánh của bộ lạc [[Thác Bạt]], là bộ lạc đã lập ra [[Bắc Ngụy]], và gia tộc này được nói tới như là Uất Trì -- và vì thế đã lấy tên gia tộc làm họ. Cha của ông là Uất Trì Sĩ Đâu (尉遲俟兜)<ref name=CT /> cưới chị gái của thượng trụ nhà [[Tây Ngụy]] là [[Vũ Văn Thái]], và họ có với nhau 2 con trai là Uất Trì Quýnh và em trai ông là Uất Trì Cương (尉遲綱)<ref name=CT />. Mẹ của Uất Trì Quýnh sau này được biết đến như là công chúa Xương Lạc thời [[Bắc Chu]]. Uất Trì Sĩ Đâu mất tương đối sớm. Phần liệt truyện trong Chu thư viết rằng Uất Trì Quýnh là người thông minh, nhanh nhẹn, đẹp trai<ref name=CT /> và giàu tham vọng khi tuổi trẻ, phục vụ dưới trướng người cậu là Vũ Văn Thái, ông cưới công chúa Kim Minh<ref name=CT />, con gái của [[Tây Ngụy Văn Đế]]. Ông thể hiện tài năng cả trong quân sự lẫn quản lý hành chính, vì thế Vũ Văn Thái đã giao cho ông những chức vụ ngày càng quan trọng.
 
Cha của ông là Uất Trì Sĩ Đâu (尉遲俟兜)<ref name=CT /> cưới chị gái của thượng trụ nhà [[Tây Ngụy]] là [[Vũ Văn Thái]], và họ có với nhau 2 con trai là Uất Trì Quýnh và em trai ông là Uất Trì Cương (尉遲綱)<ref name=CT />. Mẹ của Uất Trì Quýnh sau này được biết đến là công chúa Xương Lạc thời [[Bắc Chu]]. Uất Trì Sĩ Đâu mất tương đối sớm.
 
Phần liệt truyện trong Chu thư viết rằng Uất Trì Quýnh là người thông minh, nhanh nhẹn, đẹp trai<ref name=CT /> và giàu tham vọng khi tuổi trẻ, phục vụ dưới trướng người cậu là Vũ Văn Thái, ông cưới công chúa Kim Minh<ref name=CT />, con gái của [[Tây Ngụy Văn Đế]]. Ông thể hiện tài năng cả trong quân sự lẫn quản lý hành chính, vì thế Vũ Văn Thái đã giao cho ông những chức vụ ngày càng quan trọng.
 
== Thời Tây Ngụy ==
Năm 552, nhà nước kình địch là [[nhà Lương]], sau vụ nổi dậy của [[Hầu Cảnh]] và cái chết của Hầu đầu năm đó, có hai người tranh giành quyền kế vị -- [[Lương Nguyên Đế|Tiêu Dịch]], người kiểm soát các khu vực trung tâm và miền đông, và [[Tiêu Kỉ]], người kiểm soát khu vực miền tây, đều là con trai của hoàng đế sáng lập nhà Lương là [[Lương Vũ Đế|Vũ Đế]] Tiêu Diễn. Tiêu Dịch, dưới sức ép cuộc tấn công của Tiêu Kỉ, buộc phải nhờ sự trợ giúp của Tây Ngụy -- bằng cách tấn công vào hậu phương của Tiêu Kỉ, đánh vào Ích Châu (益州, nay là miền trung [[Tứ Xuyên]]). Vũ Văn Thái tin rằng đây là cơ hội lớn cho Tây Ngụy xâm chiếm Tứ Xuyên và [[Trùng Khánh]], nhưng khi thảo luận vấn đề này thì phần lớn các tướng khác chống lại. Tuy nhiên, Uất Trì Quýnh là người ủng hộ kế hoạch này và yêu cầu tấn công ngay. Vì thế Vũ Văn Thái giao cho ông làm tổng chỉ huy cùng 6 tướng khác đem quân tấn công vào hậu phương của Tiêu Kỉ<ref name=CT />, và cuộc tấn công này bắt đầu vào mùa xuân năm 553. Uất Trì Quýnh nhanh chóng tiến tới kinh đô của Tiêu Kỉ tại Thành Đô (成都, nay thuộc [[Thành Đô]], [[Tứ Xuyên]]). Quân đội của Tiêu Kỉ, khi đó đang giao chiến với quân của Tiêu Dịch gần kinh đô của ông này tại Giang Lăng (江陵, ngày nay thuộc [[Kinh Châu]], [[Hồ Bắc]]), bị sụp đổ và Tiêu Kỉ bị Tiêu Dịch bắt được và giết chết. Sau khi Uất Trì Quýnh vây hãm Thành Đô trog 5 tháng, anh em họ của Tiêu Kỉ là Tiêu Hội (蕭撝) và con trai là Tiêu Viên Húc (蕭圓肅), những người phòng giữ Thành Đô, đã đầu hàng. Các tỉnh cận kề cũng nhanh chóng hàng theo và Tây Ngụy chiếm đóng lãnh thổ của Tiêu Kỉ. Vũ Văn Thái giao cho Uất Trì Quýnh làm tổng quản Ích Châu, chịu trách nhiệm quản lý cả 12 châu bao quanh. Năm 554, thêm 6 châu nữa được giao cho Uất Trì Quýnh quản lý, tổng cộng là 18 châu. Tuy nhiên, do Uất Trì Quýnh là người chí hiếu<ref name=CT />, và mẹ của ông còn ở kinh đô [[Trường An]], nên Vũ Văn Thái sau đó đã cho triệu hồi ông về kinh đô.