Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh thế giới thứ nhất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Dòng 369:
* Chiến tranh thế giới cho thấy, trong điều kiện của các mối quan hệ chặt chẽ của thế giới, của công nghệ cao, quy mô toàn cầu, với độ tàn phá khủng khiếp của chiến tranh thì "không ai có thể có lợi trong chiến tranh nếu nó nổ ra, thậm chí là chiến tranh khu vực". Đối với [[Đế quốc Anh]], cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một ''[[chiến thắng kiểu Pyrros]]'' của họ. Họ gặp khó khăn trong việc duy trì Đế chế rộng lớn của họ kể từ sau cuộc chiến kinh hoàng này.<ref>[[Adolf Hitler]], ''Secret conversations, 1941-1944'', trang 42</ref> Pháp còn thể hiện ''chiến thắng kiểu Pyrros'' rõ ràng hơn Anh Quốc. Nhờ có cao trào [[Cách mạng Nga]] năm 1917, Pháp không thể liên minh với nước Nga được nữa.<ref>Kenneth Mouré, Martin S. Alexander, ''Crisis and renewal in France, 1918-1962'', trang 96</ref> Người Đức đã đập phá tan tành những trung tâm công nghiệp của Pháp và chinh phạt được đủ đất đai để có thể thực hiện phần lớn chiến lược về cuối cuộc Đại chiến.<ref>Hew Strachan, ''The First World War: To arms'', trang 163</ref> Cả Anh Quốc và Pháp đều chỉ có thể chấm dứt cuộc chiến nhờ sự đổ bộ của quân Mỹ.<ref>Henri F. Ellenberger, ''The discovery of the unconscious: the history and evolution of dynamic psychiatry'', trang 826</ref> Cuộc chiến tranh chứng tỏ rằng nước Đức mạnh hơn Pháp, do đó Pháp không thể nào một mình thắng Đức.<ref>Wladyslaw Wszebor Kulski, ''De Gaulle and the world: the foreign policy of the Fifth French Republic'', trang 262</ref> Bị khánh kiệt, nhiều người Pháp sau cuộc Đại chiến thường cho rằng ''"chúng ta không thể làm nên một trận Verdun nữa"''.<ref>Richard Mayne, Douglas Johnson, Robert Tombs, ''Cross Channel currents: 100 years of the Entente Cordiale'', trang 68</ref> Thủ tướng Pháp Clemenceau cũng thừa nhận rằng trong vài năm tới, nước Đức sẽ bỏ xa Pháp về công nghiệp, thương mại và tài chính.<ref>Arno J. Mayer, ''Politics and diplomacy of peacemaking: containment and counterrevolution at Versailles, 1918-1919'', trang 647</ref> Với những lợi thế này, sau chiến tranh nước Đức phát triển bỏ xa Pháp và tạo điều kiện cho Đức một lần nữa lên tranh hùng tranh bá.<ref name="Posen109"/><ref>Thomas B. Buell, John N. Bradley, Thomas E. Griess, Jack W. Dice, John H. Bradley, ''The Second World War: Europe and the Mediterranean'', trang 31</ref> Giữa thập niên năm [[1920]], nhiều người Pháp tin chắc rằng nước này sẽ một lần nữa bị người Đức tiến công.<ref name="adas188">Michael Adas, ''Essays on Twentieth-Century History'', trang 188</ref> Cho đến năm 1939, mọi việc đã chứng tỏ ''chiến thắng kiểu Pyrros'' của các nước Entente dẫn đến sự suy yếu của bọn họ.<ref>Frank Field, ''Three French writers and the Great War: Studies in the rise of communism and fascism'', trang 2</ref> ''Chiến thắng kiểu Pyrros'' của Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kế tiếp đại bại thê thảm của Pháp trong cuộc [[Chiến tranh Pháp-Phổ|chiến tranh chống Phổ]] ([[1870]] - [[1871]]), và được kế tiếp bởi đại bại tả tơi của quân Pháp trước các chiến binh tinh nhuệ Đức vào năm [[1940]] và trước những cao trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa (như vào năm [[1954]] tại [[Việt Nam]] và [[1962]] tại [[Algérie]]). Và, như đã nói, không lâu sau cuộc Đại chiến, vào năm [[1923]], các nước Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp đều phải chịu thất bại trong cuộc Chiến tranh Giải phóng Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ.<ref>Christopher Houston, ''Islam, Kurds and the Turkish nation state'', trang 126</ref><ref>Ivar Spector, ''The Soviet Union and the Muslim world, 1917-1958'', trang 82</ref> Những chiến bại thê thảm ấy cũng là vì sự nhừ đòn và tổn hại khủng khiếp của Pháp trong cuộc Đại chiến 1914 - 1918 này.<ref name="adas188"/><ref>Anne Sa'adah, ''Contemporary France: a democratic education'', trang 39</ref>
* Thế giới đã đi vào giai đoạn phát triển [[kinh tế]], [[văn hóa|văn hoá]], [[chính trị]] có trình độ cao, ở mức trình độ đó thế giới không thể còn chỗ cho chủ nghĩa đế quốc và các loại chủ nghĩa nước lớn trắng trợn. Với các quan hệ quốc tế chặt chẽ và quyền lợi đan xen thì chủ nghĩa ích kỷ ở phạm vi quốc gia và quốc tế tất yếu dẫn đến xung đột đối kháng, và chiến tranh thì đều thiệt hại cho tất cả các bên. Tư duy đế quốc chủ nghĩa phải bị loại trừ ra khỏi các quan hệ quốc tế, nảy sinh loại tư duy mới là "cùng tồn tại hoà bình, thoả hiệp các lợi ích trên cơ sở các bên cùng có lợi". Chính vì vậy ngay sau Thế chiến I các nước đã đồng lòng tổ chức ra [[Hội Quốc Liên]] với mục tiêu để điều hoà các quan hệ quốc tế trên cơ sở các bên cùng chấp nhận được.
* [[Hệ thống thuộc địa]] như nguyên nhân của mâu thuẫn phải bị loại bỏ, bắt đầu từ Thế chiến I hệ thống thuộc địa thế giới bắt đầu lỏng lẻo và đến sau Thế chiến II thì diễn ra quá trình [[phi thực dân hoá]] ồ ạt với sự cổ vũ và chấp nhận của tất cả cácnhiều cường quốc thế giới.
[[Tập tin:GermanInfantry1914.jpg|nhỏ|trái|300px|Quân Đức tiêu diệt một nhóm lính Pháp năm 1917]]
* Một bài học rất to lớn của Thế chiến I và II cho thấy: "yếu tố dân tộc quốc gia là có động lực rất lớn và các quyền lợi chính đáng của nó phải được tôn trọng". Tình hình quốc tế không thể yên nếu dựa trên cơ sở không tôn trọng tình cảm, quyền lợi chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một dân tộc bị dồn vào thế cùng đường sẽ phản ứng rất mãnh liệt gây hậu hoạ cho hoà bình thế giới. Một ví dụ rất điển hình: sự kiềm chế kìm hãm càng chặt chẽ đối với Đức sau Thế chiến I chỉ càng thúc đẩy chủ nghĩa phục thù với sự tìm kiếm các phương sách càng quyết liệt, cực đoan hơn của Hitler và cuối cùng là với các kết quả thảm khốc đối với người kìm hãm. Sau Thế chiến II Hoa Kỳ như một thế lực lãnh đạo thế giới đã nhận thức được vấn đề này nên trong [[kế hoạch Marshall|chương trình tái thiết sau chiến tranh]] đã giúp đỡ cả các nước kẻ thù thua trận: Đức, Ý, Nhật để các nước này vươn lên không ở vị thế buộc phải lao tiếp vào chủ nghĩa phục thù.