Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tu chính hiến pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
Một '''tu chính án hiến pháp''' (sửa đổi hiến pháp) là một sự thay đổi trong [[hiến pháp]] của một quốc gia hay của một bang (thí dụ các tiểu bang của Hoa KỳMỹ). Trong các nền pháp lý có hiến pháp "cứng rắn" hay "vững chắc", các sửa đổi cần có một quiquy trình đặc biệt khác với quiquy trình được dùng để ban hành luật thông thường.
 
== Các qui trình sửa đổi hiến pháp ==
Dòng 6:
 
=== Đa số đặc biệt ===
Hiến pháp của đa số các quốc gia quiquy định rằng hiến pháp có thể được sửa đổi bởi quốc hội (nghị viện), nhưng với điều kiện là phải qua một cuộc biểu quyết với kết quả đa số. Thông thường là một đa số 2/3 tổng số phiếu bầu. Trong một quốc hội lưỡng viện, nó có thể cần phải có đa số thông qua tại cả hai viện lập pháp. Ngoài ra, nhiều hiến pháp đòi hỏi sự sửa đổi phải được số phiếu của một thiểu số "tuyệt đối" con số thành viên quốc hội hơn là chỉ đơn giản sự ủng hộ của các thành viên "hiện diện" tại một buổi họp của nghị viện. Thí dụ, Hiến pháp của Đức (''Grundgesetz'') có thể được sửa đổi với sự đồng thuận của một đa số 2/3 thành viên tại cả hạ viện và thượng viện. Hiến pháp của [[Brasil]] có thể được sửa đổi với sự đồng thuận của cả hai viện quốc hội với số phiếu đa số là 3/5. Một sự sửa đổi của [[Hiếp pháp Úc]] đòi hỏi cả đa số cử tri toàn quốc và đa số cử tri tại đa số các tiểu bang. Điều đó có nghĩa là một sửa đổi phải được thông qua với đa số phiếu tại 4 trong 6 tiểu bang của Úc và cũng như đa số phiếu trên toàn quốc.
 
=== Trưng cầu dân ý ===
Một số hiến pháp chỉ có thể được sửa đổi bằng sự ưng thuận trực tiếp toàn cử tri trong một cuộc trưng cầu dân ý. Tại một số quốc gia, một quyết định đưa một sửa đổi hiến pháp ra trưng cầu toàn cử tri trước tiên phải qua quốc hội. Tại các quốc gia khác, trưng cầu dân ý có thể được công dân đề xướng qua một thỉnh nguyện thư được ký bởi một tối thiểu con số cử tri có đăng ký đi bầu. Hiến pháp của [[Cộng hòa Ireland]], [[Đan Mạch]], [[Nhật Bản]] và [[Úc]] được tu chính qua cách phương pháp của một cuộc trưng cầu dân ý, đầu tiên phải được quốc hội đề nghị. Hiến pháp của [[Thụy Sỹ]] và của một số tiểu bang của [[Hoa Kỳ|Mỹ]] có thể được tu chính qua sự đề xướng của công dân.
 
=== Đa số liên tiếp ===
Một số nền pháp lý đòi hỏi một tu chính án hiến pháp phải được ngành lập pháp chấp thuận vào hai dịp khác nhau trong khoảng thời gian của hai nhiệm kỳ liên tiếp và khác nhau, cùng với một cuộc tổng tuyển cử trong thời gian quá độ. Dưới một số các hiến pháp như vậy sẽ có một cuộc giải tán quốc hội và một cuộc tổng tuyển cử ngay lập tức vào thời gian mà một tu chính án được áp dụng lần đầu tiên. Thí dụ gồm có hiến pháp của [[Iceland]], [[Đan Mạch]], [[Hà Lan]] và [[Na Uy]]. Phương pháp này cũng rất phổ biến tại cấp bậc hành chính thấp hơn quốc gia, thí dụ như tiểu bang [[Wisconsin]] của Hoa KỳMỹ.
 
=== Điều kiện cần thiết đặc biệt trong các liên bang ===
Một tu chính án của [[Hiến pháp Hoa Kỳ|Hiến pháp Mỹ]] phải được thông qua bởi 3/4 tổng số các lập pháp tiểu bang hay hội thảo hiến pháp, đặc biệt được bầu lên tại mỗi tiểu bang trước khi nó có hiệu lực <ref>Some argue that with demographic changes the bar originally set for amendment of the U.S. Constitution is now too high.</ref>. Tại [[Canada]] các loại tu chính án khác nhau đòi hỏi một sự kết hợp khác nhau các chính quyền tỉnh bang để đại diện một tỉtỷ lệ nào đó dân số quốc gia tán thành.
 
=== Các hệ thống phức tạp ===
Trong thực tế, nhiều nền pháp lý kết hợp lại nhiều hơn một loại các quiquy trình tu chính thông thường. Thí dụ, [[Hiến pháp của Pháp]] có thể được tu chính bởi một trong hai cách sau: hoặc là bằng cách đa số đặc biệt hoặc là bằng một cuộc trưng cầu dân ý. Mặt khác, một tu chính án hiến pháp của tiểu bang [[Massachusetts]] đầu tiên phải được tán thành bởi đa số đặc biệt tại lập pháp trong thời gian hai nhiệm kỳ liên tiếp và rồi sau đó được đưa ra để trưng cầu dân ý.
 
Có một số hiến pháp qui định rằng các điều khoản khác nhau của chúng phải được tu chính trong những cách khác nhau. Đa số các điều khoản trong hiến pháp của [[Litva]] có thể được tu chính theo thể thức đa số đặc biệt tại quốc hội nhưng một sự thay đổi tình trạng quốc gia thí dụ như một "cộng hòa dân chủ độc lập" thì phải được tán thành bởi 3/4 đa số trong một cuộc trưng cầu dân ý<ref>Article 1.</ref>. Không như những điều khoản khác của nó, một cuộc trưng cầu dân ý bắt buộc phải có để tu chính một phần của hiến pháp [[Iceland]] nói về quan hệ của nhà thờ và nhà nước<ref>As of 2004 the relevant article is Article 62 which establishes the [[Church of Iceland|Evangelical Lutheran Church]]. Other provisions may be amended by a special legislative majority.</ref>.
 
== Xem thêm ==
* [[Các tu chính án hiến pháp của Canada]]
* [[Các tu chính án hiến pháp của Ireland]]
* [[Danh sách các tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ|Các tu chính án hiến pháp của Hoa KỳMỹ]]
* [[Danh sách hiến pháp quốc gia]]
* [[Các cuộc trưng cầu dân ý tại Úc]]