Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Iosif Vissarionovich Stalin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Dòng 247:
Ban đầu quan hệ Liên Xô-Pháp khá căng thẳng, do cạnh tranh phạm vi ảnh hưởng ở Trung Âu, và kết quả là Liên Xô xích lại gần Đức. Tuy nhiên, chính sách tăng cường vũ trang của Hitler khiến cho Stalin lo ngại, và tháng 5 năm 1935 Liên Xô kí hiệp ước tương trợ lẫn nhau với Pháp và [[Tiệp Khắc]]. Hiệp ước này ít có tác dụng thực tế bởi Tiệp Khắc không có biên giới chung với Liên Xô mà ngăn cách bởi [[Ba Lan]] và [[Rumani]], cả hai nước này từ chối cho Liên Xô hành quân qua trong trường hợp bị Đức xâm lược, trong khi Pháp thiên về bảo toàn lực lượng và cả hai bên, Liên Xô lẫn Pháp (và Anh) đều không tin tưởng nhau và ngấm ngầm chơi lá bài hòa hoãn với Hitler. Đức Quốc xã thôn tính Áo rồi Tiệp Khắc, trong khi thiết lập một mặt trận chung chống Liên Xô (dưới tên [[Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản]] năm 1936) với [[Đế quốc Nhật Bản]] rồi sau đó thêm [[phát xít Ý|Italia]], lập nên "[[Phe Trục]]".<ref>{{chú thích sách |authorlink=Gerhard Weinberg |first=Gerhard |last=Weinberg |title=The Foreign Policy of Hitler's Germany Diplomatic Revolution in Europe 1933–36 |location=Chicago |publisher=University of Chicago Press |year=1970 |pages=342–346 |isbn=0226885097 }}</ref> Tháng 4 năm 1939, Stalin đề xuất tái lập liên minh quân sự với Anh và Pháp nhưng phái đoàn Anh-Pháp ít tỏ ra nhiệt tình. Cuối cùng Stalin quay ra ủng hộ phương án liên minh với Đức.<ref>S. Z. Slutch. Сталин и Гитлер, 1933—1941. Расчёты и просчёты Кремля, trang. 110</ref> Ngày 23 tháng 8 năm 1939, dưới chỉ đạo của Stalin, [[Hiệp ước Molotov-Ribbentrop]] được ký tại Moskva, với nội dung hai nước Liên Xô và Đức cam kết không xâm lược lẫn nhau.<ref>{{chú thích sách|last=Goldman|first=Stuart D|title=Nomonhan, 1939: The Red Army's Victory That Shaped World War II|publisher=Naval Institute Press|year=2012|isbn=978-1-61251-098-9|page=3}}</ref> Một phần của Hiệp ước là một Nghị định thư tối mật, trong đó Liên Xô và Đức chia sẻ vùng ảnh hưởng ở châu Âu, với Đức ghi nhận Liên Xô có thôn tính các nước Baltich và một số lãnh thổ Trung Âu.<ref name="mrtext">{{cite journal|url=http://www.fordham.edu/halsall/mod/1939pact.html|title=Text of the Nazi–Soviet Non-Aggression Pact|date=23 August 1939|publisher=Fordham|ref=harv}}.</ref>
 
Tuy không giữ vị trí nào trong [[Quốc tế Cộng sản]], vai trò đỡ đầu của Liên Xô trong tổ chức đóng ở Moskva này khiến cho Stalin có tiếng nói bao trùm, nhất là sau khi các đối thủ chính trị như Zinoviev, Trotsky đã bị loại bỏ. Quốc tế Cộng sản dưới thời Stalin từ bỏ chính sách mặt trận thống nhất thời 1924-1928 (mà Zinoviev cổ vũ), thay vào đó khuyến khích những cuộc bạo động khởi nghĩa sớm. Tuy vậy các cuộc khởi nghĩa này sớm bị đàn áp đẫm máu như [[Xô viết Nghệ Tĩnh]] ở Việt Nam hay cuộc khởi nghĩa của [[Đảng Cộng sản Indonesia|cộng sản Indonesia]] năm 1930. Đường lối hoạt động của Quốc tế Cộng sản cũng bị chi phối mạnh bởi lợi ích đối ngoại của Liên Xô, điển hình là sự quay lại chính sách mặt trận thống nhất chống phát xít từ năm 1935. Nhiều thành viên cao cấp của Quốc tế Cộng sản hoặc lãnh đạo các đảng cộng sản ở nhiều nước châu Âu và châu Á cũng là nạn nhân của cuộc [[Đại thanh trừng]] năm 1937.<ref>{{chú thích sách|last1=Courtois|first1=Stéphane|title=The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression|publisher=Harvard University Press|isbn=0674076087, 9780674076082|pages=299|url=http://books.google.com.tw/books?id=H1jsgYCoRioC&pg=PA298&lpg=PA298&dq=comintern+during+great+purge&source=bl&ots=c_ouQPPjj6&sig=SN2TlriK80cTKQvsgxC8IW6ulMk&hl=en&sa=X&ei=9p0EVKCyJ4nY8gXXwoGYCA&ved=0CEIQ6AEwBQ#v=onepage&q=comintern%20during%20great%20purge&f=false|accessdate=2014-09-01|accessdate=2014-09-01}}</ref> Việc Stalin kí hiệp ước với Đức Quốc xã gây chia rẽ lớn trong nội bộ các đảng cộng sản trên thế giới<ref>{{chú thích sách|url=http://books.google.com/?id=rUdmyzkw9q4C&pg=PA597&lpg=PA597&dq=jewish+shock++nazi+soviet+1939#v=onepage&q=jewish%20shock%20%20nazi%20soviet%201939&f=true|editor-first=Ruud|editor-last=van Dijk|title=Encyclopedia of the Cold War|place=London|year=2008|page=597|isbn=978-0-415-97515-5}}.</ref> Khi cuốiThế cùng,chiến khithứ 2 nổ ra, Stalin muốn chứng tỏ vớimong muốn hợp tác các đồng minh phương Tây rằng Chiến tranh Vệ quốc là một phần của cuộc chiến củachung thếtrong giớiđó khối tựĐồng doMinh chống lại kẻ thù chung là [[chủ nghĩa phát xít]], Quốc tế Cộng sản bị giải thể.<ref>{{chú thích báo|last1=von Geldern|first1=James|title=1943: End of the Comintern|url=http://soviethistory.macalester.edu/index.php?page=subject&SubjectID=1943comintern&Year=1943|accessdate=2014-09-01|work=Seventeen Moments ò Soviet History.|publisher=Macalester College}}</ref>
 
Trước khi thế chiến thứ 2 nổ ra (1939), Liên Xô có 2 lần can dự vào chiến tranh ngoài lãnh thổ nước mình: