Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Iosif Vissarionovich Stalin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Dòng 208:
 
Tới trước [[Thế chiến thứ hai]], từ một nước có nền sản xuất lạc hậu với tổng sản lượng công nghiệp chỉ đứng thứ 6 thế giới của [[Đế quốc Nga]] (năm 1917), Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh-Pháp-Đức và chỉ đứng sau Mỹ<ref name=rus />. Sản lượng công nghiệp năm 1937 đã tăng gấp 4,5 lần so với năm 1927 (so với năm 1917 thì tăng gần gấp 20 lần) và chiếm 77,4% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Thu nhập bình quân đầu người tăng 3 lần so với 1927. Sản xuất quốc phòng tăng 2,8 lần chỉ sau 5 năm, vũ khí trang bị và trình độ cơ giới hóa cho quân đội Liên Xô đã đạt tương đương với các cường quốc khác<ref name="ReferenceC"/><ref>Harrison M., Davis R. W. The Soviet Military-Economic Effort during the Second Five-Year Plan (1933—1937) // Europe-Asia Studies. 1997. Vol. 49, No. 3. P. 369.</ref>
 
Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1939 đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1938-1942), đề ra nhiệm vụ đuổi kịp và vượt qua các nước Tư bản không chỉ về tổng sản lượng mà còn cả về mặt sản lượng tính theo đầu người. Dự tính đến cuối năm 1942 sẽ tăng sản lượng công nghiệp lên gấp đôi so với năm 1937, sẽ mở rộng công nghiệp than và luyện kim ở [[Viễn Đông]], xây dựng cơ sở dầu lửa ở khu vực sông Vônga và Uran. Trong vòng 3 năm của kế hoạch (1938-1940) sản phẩm công nghiệp tăng 45% và tới giữa năm 1941, tức là trước khi chiến tranh nổ ra đã đạt được 86% tổng sản phẩm ấn định trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 3. Từ năm 1938 đến tháng 6 năm 1941 đã xây dựng và đưa vào hoạt động khoảng 3.000 nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ và nhà máy thuỷ điện. Trong khắp các nước cộng hoà cũng mọc lên nhiều công trình xây dựng mới<ref name=hnue></ref>.
 
Giáo sư Kolesov tin rằng nếu không có các chính sách công nghiệp hóa của Stalin thì Liên Xô không thể duy trì nền độc lập chính trị và kinh tế của đất nước. Giá trị của công nghiệp hóa đã được xác định trước bởi tình trạng lạc hậu về kinh tế và một thời hạn quá ngắn để loại bỏ nó. Theo Kolesov, Liên Xô đã loại bỏ tình trạng lạc hậu của đất nước chỉ trong thời gian rất ngắn là 13 năm (ngay trước khi [[Đức Quốc xã]] tấn công Liên Xô).<ref name="Kolesov">''Колесов Н. Д.'' [http://www.m-economy.ru/art.php?nArtId=119 Экономический фактор победы в битве под Сталинградом] // Проблемы современной экономики. 2002. № 3.</ref>