Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Nguyễn Huệ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{bài chính| → {{chính| (2) using AWB
Arc Warden (thảo luận | đóng góp)
n →‎Giai đoạn 2 - Bao vây An Lộc và chốt chặn Đường 13: chính tả, replaced: lực lương → lực lượng using AWB
Dòng 106:
Cuối tháng 7, khi thế trận giằng co kéo dài khó phát triển mà có thể dẫn đến bất lợi, Bộ tư lệnh chiến dịch Nguyễn Huệ quyết định rút hai Trung đoàn 165 và 141 của [[Sư đoàn 7]] hợp cùng Trung đoàn 205 độc lập của Miền thành một sư đoàn đầy đủ, củng cố ngắn ngày, rồi bí mật rời Tân Khai - Đức Vinh xuống khu trung tuyến, tiến công vào cụm căn cứ QLVNCH ở phía sau như Chơn Thành, Lai Khê là những nơi đóng sở chỉ huy tiền phương sư đoàn 25, quân đoàn 3 QLVNCH nhằm thu hút địch về hướng này, giảm sức ép của đối phương ở khu vực Tàu Ô, đồng thời hạn chế khả năng QLVNCH đưa lực lượng đánh ra vùng QGP vừa chiếm được. Đánh vào hậu cứ của cuộc hành quân giải toả này còn nhằm cài thế chiến dịch và có tác động cả về mặt tâm lý; khi có điều kiện, QGP còn có thể tiến sát vùng ven đô, vô hiệu hoá vùng trung tuyến, uy hiếp Sài Gòn. Trong thời gian chuyển quân, củng cố và chuẩn bị nổ súng đó, Trung đoàn 209 vẫn phải giữ vững trận địa tại Tàu Ô để nghi binh, giả như sau Trung đoàn 209 vẫn là các Trung đoàn 12, 14 của Sư đoàn 7 QGP, cho đến khi mặt trận trung tuyến nổ súng.
 
Đêm 10 rạng 11 tháng 8, tiểu đoàn 28 đặc công QGP phối hợp với một bộ phận của lữ đoàn 429 đặc công Miền, được trang bị [[súng cối]] và hoả tiễn 122 ly, tiến công sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn 3 QLVNCH đặt tại Lai Khê mở màn trận chiến đấu ở vùng trung tuyến. Các đơn vị cơ động vào vị trí trên đoạn đường [[Bầu Bàng]] - [[Lai Khê]]. Hậu phương của cuộc hành quân giải tỏa bị đối phương đánh phá, QLVNCH điều Liên đoàn 6 Biệt động quân từ [[Biên Hòa|Biên Hoà]] lên ứng cứu Lai Khê và điều Liên đoàn 3 Biệt động quân Đường 2 sang Đường 13 bố trí ở [[Bến Cát]] làm dự bị phía sau. Trong khi đó, lực lượng cơ động của Sư đoàn 7 (Trung đoàn 12, 14) và Trung đoàn 205 do sư đoàn trưởng Sư đoàn 7 [[Đàm Văn Ngụy]] chỉ huy, triển khai vận động phục kích trên đường Chơn Thành đi Lai Khê, kết hợp với chốt cứng đoạn nam Bầu Lồng - bắc Bầu Bàng để đánh chặn lực lươnglượng QLVNCH từ phía bắc có thể quay về giải toả Lai Khê.
 
Tuy nhiên, QLVNCH vẫn đưa lực lượng phía sau lên ứng cứu, mà không rút lực lượng từ Tàu Ô về và tiếp tục duy trì áp lực tại đây. Bộ chỉ huy chiến dịch Nguyễn Huệ quyết định đánh mạnh hơn nữa. Tiểu đoàn 35 (Liên đoàn 6 Biệt động quân) bị chặn đánh ở Bắc Lai Khê; Tiểu đoàn 51 bị diệt ở Tây-Nam Bầu Bàng (21 đến 22-8). Ngày 27 tháng 8, lực lượng còn lại của liên đoàn này phải luồn rừng rút về phía nam. Đến đây, sức ép của QGP vào Bình Dương và cùng ven đô Sài Gòn đang tới gần. Ngày 28 tháng 8, Nguyễn Văn Minh tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH điện cho Lê Văn Tư, tư lệnh Sư đoàn 25 rằng "công trường 7" (chỉ sư đoàn 7 QGP) đang tiến mạnh, tiến sâu, lệnh cho sư đoàn 25 bỏ Tàu Ô lui về Chơn Thành, Lai Khê, bảo vệ vùng trung tuyến.