Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lã Phạm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Alphama Module, +Thể loại:Năm sinh không rõ,
Dòng 7:
 
==Giúp Tôn Sách==
Lã Phạm tránh loạn ở Thọ Xuân (thuộc Dương châu), địa bàn do quân phiệt [[Viên Thuật]] đang chiếm đóng. Một thuộc tướng của Viên Thuật là [[Tôn Sách]] (con quân phiệt [[Tôn Kiên]]) gặp được ông rất quý mến. Ông đem trăm người khách riêng của mình quy phục Tôn Sách.
 
Mẹ Tôn Sách là [[Ngô phu nhân]] đang ở huyện Giang Đô (thuộc quận Quảng Lăng, Từ châu), Tôn Sách phái Lã Phạm đến nghênh đón. Từ châu mục [[Đào Khiêm]] không ưa Tôn Sách, vì [[Tôn Kiên]] đã liên kết với [[Viên Thuật]] – người có hiềm khích với Khiêm<ref> Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 146</ref>, nên họ Đào lệnh cho quan huyện bắt lấy Lã Phạm để tra khảo. Lã Phạm bèn chọn những người thân cận trẻ khoẻ đến Giang Đô cướp Ngô phu nhân đưa về, Đào Khiêm không ngăn trở được.
 
Trong lúc Tôn Sách bôn ba đánh dẹp, ông thường đi theo, lặn lội khổ ải, nguy nan chẳng nề hà nên được Tôn Sách đãi như người thân thích.
Dòng 26:
Tôn Quyền đi đánh Giang Hạ, Lã Phạm cùng với [[Trương Chiêu]] được giao ở lại giữ Ngô quận.
[[
Tào Tháo]] đến Xích Bích, Lã Phạm giúp Chu Du cùng chống cự, [[trận Xích Bích|đánh thắng quân Tào]]. Lã Phạm được phong là Bì tướng quân, lĩnh chức Thái thú Bành Trạch, lấy Bành Trạch, Sài Tang, Lịch Dương làm phụng ấp.
 
Khi Lưu Bị đến Sài Tang gặp Quyền bàn kế liên minh, Lã Phạm bí mật xin giữ [[Lưu Bị]] lại, nhưng cuối cùng kế không được thi hành. Sau ông được thăng làm Bình nam tướng quân, đóng trại ở Sài Tang.
Dòng 36:
Các tướng [[Tào Ngụy]] là [[Tào Hưu]], [[Trương Liêu]], [[Tang Bá]] đến đánh, Lã Phạm đốc suất các tướng [[Từ Thịnh]], Toàn Tông, Tôn Thiều, đem thuyền binh chống cự quân Ngụy ở Đỗng Khẩu. Lã Phạm được thăng làm Tiền tướng quân, ban cho Giả tiết, đổi phong làm Nam Xương hầu. Lúc ấy bất ngờ gặp gió lớn, thuyền nhân bị lật chìm, chết mấy nghìn người, quân kéo về, Lã Phạm vẫn được phong làm Dương châu mục.
 
Năm [[228]], Lã Phạm được thăng làm Đại tư mã, ấn thụ chưa ban xuống thì ông đã bị bệnh qua đời. Tôn Quyền thương tiếc, mặc áo trắng cử ai, phái sứ giả truy tặng ấn thụ, rồi tự mình làm cỗ thái lao để tế<ref name="TQClapham">[http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E5%BF%97/%E5%8D%B756 Chu Trị Chu Nhiên Lã Phạm Chu Hoàn truyện]</ref>.
 
Vì con trưởng Lã Phạm mất sớm nên con thứ ông là [[Lã Cứ]] được nối nghiệp ông.
 
==Đánh giá==
Lã Phạm tính thích uy vũ và nghi thức, các đại thần người như [[Lục Tốn]], [[Toàn Tông]] cùng là công tử quý tộc, đối với Lã Phạm đều sửa mình cung kính trang nghiêm, không dám khinh mạn. Khi làm chức lớn, đồ dùng của Lã Phạm xa hoa, nhưng lại chuyên cần việc tuân theo phép nước, cho nên Tôn Quyền không trách việc xa xỉ của ông<ref name="TQClapham">[http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E5%BF%97/%E5%8D%B756 Chu Trị Chu Nhiên Lã Phạm Chu Hoàn truyện]</ref>.
 
==Xem thêm==
Dòng 56:
{{Tham khảo}}
{{Nhân vật Tam Quốc}}
 
[[Thể loại:Năm sinh thiếu]]
[[Thể loại:Mất 228]]
[[Thể loại:Nhân vật quân sự Đông Ngô]]
[[Thể loại:Năm sinh không rõ]]
[[en: Lü Fan]]
 
[[en: Lü Fan]]