Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên minh Kalmar”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Chú thích: Alphama Tool
Arc Warden (thảo luận | đóng góp)
n chính tả, replaced: quí tộc → quý tộc (4) using AWB
Dòng 10:
== Liên minh ==
Liên minh là sáng kiến và công trình của Nữ hoàng [[Margrete I]] của [[Đan Mạch]], bà là con của vua [[Valdemar IV]] của Đan Mạch, kết hôn với vua [[Håkon VI]] của [[Na Uy]] lúc lên 10 tuổi. Con trai của bà là [[Olav Håkonsson]] (tiếng Đan mạch: [[Oluf Håkonson]] (1370-87) được công nhận quyền thừa kế ngôi vua Đan mạch, vì ông ngoại có 6 người con, nhưng 5 người kia đã chết, chỉ còn mẹ của Oluf mà thôi. Năm 1376 Oluf lên nối ngôi vua Đan Mạch với sự chấp chính của mẹ. Khi vua Na Uy Håkon VI qua đời năm 1380 thì Oluf cũng được thừa kế ngôi vua Na Uy. Như vậy, 2 vương quốc Đan Mạch và Na Uy hợp nhất trong một [[Liên minh cá nhân]]
<ref>Liên minh cá nhân (''Personal Union'') là hình thức Liên minh giữa 2 hoặc nhiều quốc gia có chủ quyền độc lập, nhưng có chung một nguyên thủ, khác với hình thức Liên bang</ref>, dưới quyền cai trị của một vua nhỏ tuổi, với người mẹ nhiếp chính. Tới năm 1385, Oluf cũng được chỉ định làm vua Thụy Điển. Trước khi tới tuổi trưởng thành để nắm quyền hành, thì Oluf bị chết ở tuổi 17 (năm 1387). Margrete I được quan cố vấn tối cao [[Henning Podebusk]] ủng hộ, vận động [[Hội đồng vương quốc]]<ref>Hội đồng vương quốc (''rigsråd'') là cơ quan cao nhất của vương quốc, vừa có chức năng lập pháp, vừa có chức năng hành pháp của các nước Bắc Âu thời trung cổ, thông thường gồm có 30 người vừa quíquý tộc, vừa giáo sĩ. Ngoài quyền lập pháp (tương đương thượng viện), hội đồng này cũng đảm nhiệm chức năng cai trị, khi trống ngôi vua</ref> (tương đương [[thượng viện]]) bầu bà làm [[người chấp chính]] Đan Mạch (nhưng không được mang tước hiệu [[Nữ vương|Nữ hoàng]]). Năm sau, ngày 2 tháng 2 năm 1388 bà cũng được nhìn nhận là người chấp chính vương quốc Na Uy.
 
Bà nhận [[Bogislav]], con của hoàng thân [[Vartislav]] xứ [[Pommern]] là cháu ruột của em gái mình làm cháu nuôi, và đặt tên lại là Erik, một tên có âm hưởng Bắc Âu. Mặc dù Erik không phải là người thứ nhất được quyền thừa kế ngôi vua, nhưng Margrete I đã dùng thủ đoạn khiến Hội đồng vương quốc nhìn nhận Erik được quyền đó và năm 1389, Erik lên làm vua Na Uy, với quyền nhiếp chính của Margrete I.
 
Thời đó Thụy Điển có sự xung đột giữa vua [[Albrekt av Mecklenburg]] và [[giới quíquý tộc]]. Năm 1388, giới quíquý tộc bầu chọn Margrete I làm người chấp chính tại phần lãnh thổ do họ kiểm soát và hứa ủng hộ bà trong việc giành phần lãnh thổ còn lại của Albrekt.
 
Sau khi đội quân Đan Mạch - Thụy Điển đánh bại và bắt giam vua Albrekt, thì Albrekt bị buộc phải nộp số tiền 60.000 [[đồng mark]] bằng bạc ròng trong vòng 3 năm sau khi được thả ra (nhưng Albrekt không nộp được). Vị thế của Margrete I tại Thụy Điển được củng cố. Cả 3 vương quốc Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển thống nhất dưới sự chấp chính của bà. Margrete I hứa bảo vệ ảnh hưởng chính trị và các đặc quyền của giới quíquý tộc trong Liên minh. Người cháu Erik - đã làm vua Na Uy từ năm 1389 - lên làm vua Đan Mạch và Thụy Điển năm 1396.
 
Liên minh Kalmar trở thành hiện thực vào ngày 17.6.1397, khi [[Hiệp ước Kalmar]] được các bên ký kết tại lâu đài Kalmar ở thành phố Kalmar (nam Thụy Điển, giáp ranh vùng Skåne của Đan Mạch). Hiệp ước thành lập một Liên minh giữa 3 vương quốc Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, dưới quyền của một vua duy nhất, nhưng mỗi nước được Hội đồng vương quốc cai trị riêng theo luật cũ của mình, ngoại trừ [[chính sách đối ngoại]] do nhà vua điều khiển.
Dòng 45:
[[Thể loại:Lịch sử Na Uy]]
[[Thể loại:Lịch sử Thụy Điển]]
[[Thể loại:Cựu quốc gia châu Âu]]
 
{{Liên kết chọn lọc|sv}}
[[Thể loại:Cựu quốc gia châu Âu]]