Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tùy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Thay tập tin Butiange.gif bằng tập tin Butiange.png (được thay thế bởi GifTagger vì lí do: Replacing GIF by exact PNG duplicate.)
n General Fixes
Dòng 70:
 
=== Khai Hoàng chi trị ===
[[FileTập tin:Sui Wendi Tang.jpg|trái|180px|nhỏ|Tùy Văn Đế Dương Kiên.]]
Để củng cố chính quyền, về mặt chính trị, Tùy Văn Đế phế trừ [[lục quan|lục quan chế]] của Bắc Chu, chính thức xác lập [[tam tỉnh lục bộ|tam tỉnh lục bộ chế]]. Triều đình bãi cỏ cấp quận, hình thành chế độ hai cấp châu huyện. Sau khi cải cách chế độ địa phương và bình định Nam triều Trần, Tùy tịch thu vũ khí trong nước, các chính sách này đều nhằm khiến cho thế lực các địa phương suy yếu, củng cố thể chế chính trị trung ương tập quyền quân chủ chuyên chế. Nhằm ức chế thế tộc, Tùy hạ lệnh phế trừ [[cửu phẩm trung chính chế]] từ thời [[Tào Ngụy|Ngụy]]-[[nhà Tấn|Tấn]], thiết lập chế độ khoa cử để tuyển chọn nhân tài một cách công bằng. Triều đình cũng cho thiên di thế tộc Quan Đông và thế tộc Giang Nam đến [[Đại Hưng thành]] để tăng cường kiểm soát đối với họ.<ref>《通典•選舉典》:「里閭無豪族,井邑無衣冠,人不土著,萃處京畿。」</ref> Về mặt kinh tế, triều đình giảm nhẹ hình phạt và lao dịch, thực thi [[quân điền chế]], [[tô dung điều chế]] cùng điều tra nhân khẩu để kiểm soát được nguồn thuế.<ref>《通典 食貨志》:「高频设轻税之法,浮客悉自归于编户,隋代之盛,實由於斯」</ref> Tùy Văn Đế đề xướng tiết kiệm,<ref>例如《隋書•卷第二高祖紀》:「每旦聽朝,日昃忘倦,居處服玩,務存節儉,令行禁止,上下化之。」</ref><ref>《北史》:「嘗遇關中饑,遣左右視百姓所食。有得豆屑雜糠而奏之者,上流涕以示群臣;深自咎責,為之損膳而不禦酒肉者,殆將一期。」</ref> không cho phép các hoàng tử phung phí tiền bạc.<ref>《隋書•卷第四十五•文四子傳》:「俊猶不悛,於是盛治宮室,窮極侈麗。俊有巧思,每親運斤斧,工巧之器,飾以珠玉。……上以其奢縱,免官,以王就第。」</ref> Những điều này hình thành nên một chuẩn mực xã hội, khiến triều Tùy vào tiền kỳ trở nên giàu có khi mà của cải được tích lũy một cách nhanh chóng.<ref>《資治通鑑•第一百八十卷•仁壽四年》:「愛養百姓,勸課農桑,輕徭薄賦。其自奉養,務為儉素,乘輿御物,故弊者隨令補用;自非享宴,所食不過一肉;後宮皆服浣濯之衣。天下化之,開皇、仁壽之間,丈夫率衣絹布,不服綾綺,裝帶不過銅鐵骨角,無金玉之飾。故衣食滋殖,倉庫盈溢。」</ref> Cùng với diện tích đất ruộng tăng lên nhiều, năng suất cây trồng cũng tăng cao, các kho quan trữ lương tại Trường An, Lạc Dương nhiều thì đạt 10 triệu thạch, ít thì cũng có đến vài triệu thạch. Đồng thời, thủ công nghiệp có sự phát triển mới, kỹ thuật đóng thuyền đạt đến trình độ rất cao, có thể đóng chiến hạm cực lớn có năm tầng lầu. Thương nghiệp tại Lạc Dương từng một thời cực thịnh, là nơi cư trú của mấy vạn nhà phú thương, kinh tế hiện ra cục diện phồn vinh.<ref>《隋書•食貨志》:「戶口滋盛,中外倉庫,無不盈積」</ref>
 
Dòng 108:
Thời kỳ Tùy-Đường, quan chế địa phương từng bước hoàn thiện, Tùy Văn Đế đổi chế độ ba cấp châu-quận-huyện từ thời [[Hán Linh Đế]] thành chế độ hai cấp châu-huyện, đồng thời hợp nhất một số châu huyện, cắt giảm viên chức dư thừa, tinh giản cơ cấu chính quyền. Sang thời Tùy Dạng Đế, Tùy lại đổi châu thành quận, vẫn duy trì chế độ hai cấp. Mặc dù triều Tùy thi hành chế độ hai cấp quận (châu) và huyện, song số quận vượt xa con số 60 quận vào năm thứ 31 ([[210 TCN]]) thời [[Tần Thủy Hoàng]], cũng như con số 103 quận vào năm Nguyên Thủy thứ 2 ([[2]]) thời [[Hán Bình Đế]], vào thời kỳ đỉnh cao có đến 190 quận. Triều đình Tùy không thể đồng thời quan tâm đến gần 200 đơn vị hành chính cấp quận, do vậy Tùy Dạng Đế mô phỏng theo [[Hán Vũ Đế]] khi xưa, thiết lập "giám sát châu" để giám sát công việc tại các quận, giám sát châu đặt chức quan thứ sử, phụ quan có [[trưởng sử]] hay [[tư mã]]. Đương thời, Tùy có các "giám sát châu": Ký Châu đạo, Duyện Châu đạo, Thanh Châu đạo, Từ Châu đạo, Dự Châu đạo, Dương Châu đạo, Kinh Châu đạo, Lương Châu đạo và Ung Châu đạo. Ở cấp quân (châu) thì đặt chức [[thái thú]], phụ quan có quận thừa, quận úy hay quận chính. Tại phong quốc của các chư hầu vương, đặt các quốc quan: lệnh, đại nông, úy, điển vệ, thường thị. Dưới cấp quận (châu) thì đặt khu hành chính cấp huyện, các huyện đặt huyện lệnh, phụ quan có: huyện thừa, huyện úy, huyện chính. Thủ đô còn gọi là "Kinh huyện", các huyện căn cứ theo vị trí mà phân thành "vọng huyện" và "khẩn huyện", hoặc dựa theo hộ khẩu ít hay nhiều mà phân thành bốn hạng: thượng, trung, trung hạ và hạ. Tổ chức cơ sở dưới cấp huyện là hương, lý, bảo, lân;<ref group="chú">bốn nhà là một lân, năm nhà là một bảo, 100 hộ là một lý, năm lý là một hương.</ref> hương đặt chức "kì lão", lý đặt chức "lý chính". "Lý chính" phụ trách khảo sát hộ khẩu, thu và giao đất đai, giám sát sản xuất nông nghiệp. Thị trấn có trên 500 hộ thì lập phường, đặt chức phường chính; ở bên ngoài thành thì lập thôn; đặt chức "thôn chính".<ref name="行政制度的管理">《中國文明史·隋唐五代史》第一章多民族統一國家的重建與發展,62頁</ref>
 
[[FileTập tin:Sui-610.svg|320px|trái|nhỏ|Chín "giám sát châu" thời Tùy Dạng Đế, từ nam lên bắc: Dương Châu (扬州), Kinh Châu (荆州), Lương Châu (梁州), Dự Châu (豫州), Từ Châu (徐州), Ung Châu (雍州), Ký Châu (冀州), Duyện Châu (兖州), Thanh Châu (青州).]]
Tùy Văn Đế cải cách chế độ bổ nhiệm quan viên địa phương, áp dụng "chế độ thuyên tự": quan viên địa phương từ hàng cửu phẩm trở lên đều do [[Lại bộ]] bổ nhiệm và miễn nhiệm, mỗi năm lại tiến hành khảo hạch. Tá lại châu huyện cứ ba năm lại bị hoán đổi, không được phép dùng người địa phương, nhất định phải dùng người nơi khác, do đó ngăn chặn được cường hào địa chủ ở địa phương lũng đoạn chính quyền, giảm thiểu nguy cơ quan thương câu kết, tăng cường khống chế của trung ương đối với địa phương. Triều Tùy phỏng theo [[cửu phẩm trung chính chế]], chiếu theo hoàn cảnh của các quận (châu) và huyện mà phân trên dưới, dựa vào đó mà chức quan và phẩm cấp cũng khác biệt, song tình huống cụ thể thì được ghi lại không nhiều. Ngoài ra, Ung châu, Kinh Triệu quận, Trường An huyện do yếu tố chính trị nên được quy hoạch khá đặc thù, danh xưng của trưởng quan, cách sắp xếp chức quan cũng có khu biệt. Sau khi triều Tùy diệt vong, triều Đường đổi quận thành châu, đồng thời trên cấp châu đặt giám sát khu cấp đạo, lập ra chế độ hai cấp châu và huyện.<ref name="行政制度的管理"/>
 
Dòng 114:
 
== Chế độ chính trị ==
[[FileTập tin:Zodiaco Chino.jpg|nhỏ|260px|Gương đồng thời Tùy, mặt sau thể hiện 12 con giáp]]
Thời kỳ Nam Bắc triều, chính phủ có tổ chức phức tạp, Tùy Văn Đế phế trừ thể chế phỏng theo [[Chu Lễ]] của Bắc Chu, sáng lập ra chế độ [[lục khanh|lục quan]], chính thức xác lập [[tam tỉnh lục bộ|tam tỉnh lục bộ chế]], phát triển toàn diện thể chế trung ương tập quyền. Triều Tùy đặt ra các hư chức [[tam sư]], [[tam công]]; mang tính cao quý trên danh nghĩa, song không có quyền lực. Thời Tùy, quyền của hoàng đế cực kỳ lớn, quyền của tể tướng bị phân cho ba cơ quan [[thượng thư tỉnh]] ([[thượng thư bộc xạ]]), [[môn hạ tỉnh]] ([[nạp ngôn]]) và [[nội sử tỉnh]] ([[nội sử lệnh]]), khiến họ kiểm soát lẫn nhau, mà lại nghe theo lệnh của Hoàng đế.<ref>《中國文明史·隋唐五代史》第一章 多民族統一國家的重建與發展,58頁</ref> Nội sử tỉnh khởi thảo chiếu lệnh, là cơ cấu quyết sách; Môn hạ tỉnh có nhiệm vụ phong bác, là cơ cấu thẩm nghị; Thượng thư tỉnh chấp hành chính lệnh, là cơ quan hành chính. Thượng thư tỉnh là trung tâm hành chính, quản lý [[Lục bộ]], mệnh lệnh của Lục bộ lại giao cho [[cửu tự]] [[ngũ giám]] chấp hành. Cơ quan giám sát trung ương là [[ngự sử đài]], do [[ngự sử đại phu]] phụ trách, kiểm soát hình pháp điển chế của quốc gia, chỉnh lý triều đình. [[Đô thủy đài]] quản lý vận chuyển đường thủy, quản lý Đại Vận Hà và mương thủy lợi.
 
Dòng 128:
Ở phương bắc, sau khi [[Thổ Môn khả hãn]] tiêu diệt [[Nhu Nhiên]], Đột Quyết hãn quốc trở thành cường quốc ở Mạc Nam và Mạc Bắc, không triều đại Bắc triều nào không tiến cống Đột Quyết. Tuy nhiên, sau khi [[Đà Bát khả hãn]] qua đời, Đột Quyết đại loạn, đồng thời xuất hiện đến 5 vị [[khả hãn]], trong đó [[Sa Bát Lược khả hãn]] là đại khả hãn, Am La là [[A Sử Na Am La|Đệ nhị khả hãn]], Đại La Tiện là [[A Ba khả hãn]], Điếm Quyết là [[Đạt Đầu khả hãn]]. Năm 583, do triều Tùy không tiếp tục tiến cống Đột Quyết, cộng thêm thỉnh cầu từ [[Đại Nghĩa công chúa|Thiên Kim công chúa]] của Bắc Chu, Sa Bát Lược khả hãn quyết định phát binh đánh Tùy. Trải qua nhiều trận chiến, Tùy Văn Đế đánh bại Đột Quyết, đồng thời sử dụng mưu kế của Trưởng Tôn Thịnh nên khiến cho Đột Quyết hãn quốc chính thức phân liệt thành [[Đông Đột Quyết]] và [[Tây Đột Quyết]]. Năm 599, Khải Dân khả hãn của Đông Đột Quyết chiến bại hàng Tùy, đến năm 611 thì [[Nê Quyết Xử La khả hãn]] của Tây Đột Quyết cũng chiến bại hàng Tùy, uy hiếp từ Đột Quyết tạm thời được giải trừ. Năm 605, tướng Tùy [[Vi Vân Khởi]] suất binh sĩ Đột Quyết đánh bại [[Khiết Đan]], Vi Vân Khởi truyền lời mượn đường qua Liễu Thành và qua lại Cao Câu Ly, rồi suất quân tiến vào. Quân Vi Vân Khởi tiến đến nơi cách đại doanh Khiết Đan 50 lý, đột nhiên phát động tiến công, đánh bại quân Khiết Đan. Năm 606, Khải Dân khả hãn của Đột Quyết đến chầu, Tùy Dạng Đế chiêu tập nhạc nhân toàn quốc để chiêu đãi Khả hãn. Năm sau, Tùy Dạng Đế đến Du Lâm, lệnh cho [[Vũ Văn Khải]] dựng lều lớn, mời Khải Dân khả hãn và tộc trưởng các tộc Khiết Đan, [[Khố Mặc Hề|Hề]], [[người Tập|Tập]] tham gia đại yến, đồng thời xem [[tán nhạc]], Dạng Đế còn tặng cho họ một lượng lớn tơ lụa.<ref>《隋書 卷三 帝紀第三 煬帝》:「甲寅,上於郡城東禦大帳,其下備儀衛,建旌旗,宴啟民及其部落三千五百人,奏百戲之樂。賜啟民及其部落各有差。」</ref> Tùy Dạng Đế cũng mệnh Vũ Văn Khải dựng đại điện tạm thời, gọi là 'quan phong hành điện'. Ngoại tộc tại địa phương nghĩ rằng nó mang công lực thần linh, cứ mỗi khi trông thấy ngự doanh, ngoài 10 lý đã quy phục khấu đầu, đi bộ không dám cưỡi ngựa.<ref>范文瀾,《中國通史》〈第三卷 隋唐五代时期 第一章 南北统一社会繁荣时期——隋〉,第三节 隋炀帝,395頁。</ref> Tuy nhiên, vào thời [[Tùy mạt Đường sơ]], quần hùng các nơi như [[Tiết Cử]], [[Vương Thế Sung]], [[Lưu Vũ Chu]], [[Lương Sư Đô]], [[Lý Quỹ]], [[Cao Khai Đạo]] nối tiếp nhau xưng thần với Đông Đột Quyết để cầu viện, Đông Đột Quyết hiệp trợ họ làm loạn, làm suy yếu triều đình Trung Nguyên.
 
[[FileTập tin:Dinastia sui-tang, cammello.JPG|200px|phải|nhỏ|Tượng gốm lạc đà triều Tùy.]]
 
Đương thời, con đường tơ lụa Tây Vực lấy Đôn Hoàng làm xuất phát điểm, phân thành ba đường về phía tây, từ [[Y Ngô]] (nay thuộc Cáp Mật, Tân Cương) gọi là bắc lộ, từ Cao Xương là trung lộ, từ Thiện Thiện là nam lộ, từ đông sang tây dài gần 2 vạn lý. Ngoài các nước có từ trước như Thổ Dục Hồn, Cao Xương, [[Yên Kỳ (nước)|Yên Kỳ]], [[Quy Từ]], [[Sơ Lặc]], [[Vu Điền]], tại khu vực [[Trung Á]] còn có các nước [[Thổ Hỏa La]], [[Chiêu Vũ cửu tính]], và [[Nhà Sassanid|đế quốc Sassanid]] cường thịnh. Thổ Dục Hồn hãn quốc là cường quốc nằm ở Thanh Hải, Hà Tây. Thủy tổ của Thổ Dục Hồn hãn quốc là [[Mộ Dung Thổ Dục Hồn]], con của [[Mộ Dung Thiệp Quy]], do bất hòa với [[Mộ Dung Hối]] nên suất chúng [[Tiên Ti]] dời về phía tây, cuối cùng định cư tại khu vực Thanh Hải. Thổ Dục Hồn hãn quốc được lập vào năm [[329]], chế độ phép tắc tương đồng với chế độ triều Tấn, còn phong tục thì tương tự như Nhu Nhiên và Đột Quyết. Năm 608, triều thần của Tùy là [[Bùi Củ]] xúi giục [[Cao Xa]] tập kích Thổ Dục Hồn, Thổ Dục Hồn cầu Tùy phái viện quân đến. Tùy Dạng Đế thừa cơ xuất binh, đến năm sau thì diệt Thổ Dục Hồn, [[Mộ Dung Phục Doãn|Bồ Tát Bát khả hãn]] chạy trốn. Triều đình Tùy đặt 4 quận: Thiện Thiện, Thả Mạt, Tây Hải, Hà Nguyên để quản lý hành lang Hà Tây. Năm 615, triều Tùy trên bờ sụp đổ, Bồ Tát Bát khả hãn phục quốc thành công, cuối cùng đến năm [[663]] thì bị [[Thổ Phồn]] diệt. Tùy Dạng Đế chi ra rất nhiều vật tư tiền bạc để phô trương thanh uy của triều Tùy, lệnh cho các quận huyện ven con đường tơ lụa chiêu đãi người Tây Vực, đến khi Tùy mất mới thôi. Đương thời, thương nhân Tây Vực tập trung tại Trương Dịch, Tùy Dạng Đế lệnh cho Bùi Củ lưu lại Trương Dịch quản lý vấn đề thông thương. Bùi Củ căn cứ theo phong tục dân tình của các nước, soạn viết "Tây Vực đồ kỳ". Năm 609, sau khi diệt Thổ Dục Hồn, Tùy Dạng Đế đến Trương Dịch chiêu kiến quân chủ các nước Tây Vực. Kết quả, quân chủ và đại thần của 27 nước Tây Vực đến dự yến, như Cao Xương vương [[Khúc Bá Nhã]].<ref name="西域會1"/><ref name="西域會2"/> Để thể hiện sự giàu có đầy đủ của quốc gia, vào [[tết Nguyên Tiêu]] năm 610, Tùy Dạng Đế ở đông đô cho biểu diễn nhạc vũ tạp kỹ chiêu đãi người Tây Vực, giữa đêm đốt đèn chiếu sáng như ban ngày, trăng lặn mới thôi.<ref>《隋書•煬帝紀》:「丁丑,角抵大戲於端門街,天下奇伎異藝畢集,終月而罷。帝數微服往觀之。」</ref> Đồng thời mời người Tây Vực uống rượu no say, người Tây Vực qua đó nhận thấy sự phô trương xa hoa quá độ của Tùy Dạng Đế.<ref>《资治通鉴•卷第一百八十一•隋纪五》:「自是岁以为常。诸蕃请入丰都市交易,帝许之。先命整饰店肆,檐宇如一,盛设帷帐,珍货充积,人物华盛,卖菜者亦藉以龙须席。胡客或过酒食店,悉令邀廷就坐,醉饱而散,不取其直,绐之曰:『中国丰饶,酒食例不取直。』胡客皆惊叹。其黠者颇觉之,见以缯帛缠树,曰:『中国亦有贫者,衣不盖形,何如以此物与之,缠树何为?』市人惭不能答。」</ref>
Dòng 137:
 
== Chế độ quân sự ==
[[FileTập tin:Cernuschi Museum 20060812 152.jpg|phải|nhỏ|Tượng dũng sĩ tùy táng thời Tùy]]
Về chế độ quân sự, triều Tùy phân đặt chư vệ, chế độ thống soái quân phủ bảo vệ bắt nguồn từ 'thập nhị đại tướng quân chế' từ thời [[Tây Ngụy]]-Bắc Chu; đặt ra tư vệ, tư võ quan, thống soái phủ binh bảo vệ cung cấm; lại có Vũ hầu phủ thống soái phủ binh tuần cảnh kinh thành, đều đặt một 'thượng đại phu'. Thời Tùy sơ, vẫn theo chế độ của Bắc Chu, Tùy Văn Đế đặt ra [[thập nhị vệ]] do trung ương quản lý, tiền thân của thập lục vệ. Thập nhị vệ phân thành tả/hữu dực vệ, tả/hữu kiêu kỵ vệ, tả/hữu vũ vệ, tả/hữu đồn vệ, tả/hữu hậu vệ, tả/hữu ngự vệ. Thập nhị vệ phụ trách phòng vệ và chinh chiến, trong đó phòng vệ phân thành 'nội vệ' và 'ngoại vệ'. Khi có chiến sự, hoàng đế hạ chiếu mệnh cho 'hành quân nguyên soái' hay 'hành quân tổng quản' làm quan chỉ huy thời chiến, hợp thành tổ chức tác chiến. Như trong cuộc chiến tranh tiêu diệt Nam triều Trần, do vùng chiến sự tương đối lớn, Dương Quảng, Dương Tuấn và Dương Tố là 'hành quân nguyên soái', trong đó Dương Quảng thống nhất điều độ. Trong chiến tranh giữa Tùy và Đột Quyết, Lý Hoảng được bổ nhiệm là 'hành quân tổng quản'.<ref>《資治通鑑•卷第一百七十五•陳紀九》:「(高宗宣皇帝下之下至德元年(癸卯、公元五八三年))五月,癸卯,隋行軍總管李晃破突厥於摩那度口。」</ref> Trong chiến tranh giữa Tùy và Thổ Dục Hồn, Lương Viễn được bổ nhiệm làm 'hành quân tổng quản'. Sau khi kết thúc tác chiến, chức vụ 'hành quân tổng quản' cũng bị bãi bỏ, quân đội được giao trả lại cho tổng quản các nơi. Năm Đại Nghiệp thứ 3 (607), Tùy Dạng Đế đem thập nhị vệ mở rộng thành chế độ "vệ thống phủ", điều này là nhằm khuếch trương lực lượng quân sự, tăng cường lực lượng thị vệ trung ương và phân tán quyền lực của các tướng.<ref>《中國文明史•隋唐五代史》第三章 軍事制度的重大變化與戰爭藝術的發展,183頁</ref> "Vệ thống phủ" có 12 vệ và 4 phủ, gọi chung là thập lục vệ hoặc thập lục phủ; bốn phủ thành lập mới là tả/hữu bị thân phủ và tả/hữu giám môn phủ. Thập nhị vệ phụ trách thống lĩnh phủ binh và phòng vệ kinh thành; tứ phủ không lãnh đạo phủ binh, tả/hữu bị thân phủ phụ trách hộ vệ Hoàng đế, tả/hữu giám môn phủ phân quản tại các cổng của cung điện. Thập nhị vệ chỉ huy ngoại quân, 'kiêu kị vệ quân' thuộc tả/hữu dực vệ, 'báo kị quân' thuộc tả/hữu kiêu vệ, 'hùng cừ quân' thuộc tả/hữu vũ vệ, 'vũ lâm quân' thuộc tả/hữu đồn vệ, 'xạ thanh quân' thuộc tả/hữu ngự vệ và 'thứ phi quân' thuộc tả/hữu hậu vệ; Tả/hữu dực vệ kiêm lĩnh nội quân. Nội quân chỉ binh sĩ 'ngũ quân phủ' do ba vệ thân, huân, dực của tả/hữu dực vệ quản lý, cùng với tam vệ tam phủ của [[Đông cung]], đều do con em quan lại cấp cao đảm nhiệm.<ref>白纲主编 《中國政治制度史》社會科學文獻出版社 2007年。</ref>
 
Dòng 200:
 
=== Nông nghiệp ===
[[FileTập tin:Cernuschi Museum 20060812 147.jpg|220px|nhỏ|Tượng khắc "ngưu xa" thời Tùy]]
Tùy Dạng Đế chọn cách thi hành giảm nhẹ thu thuế, lao dịch, hình phạt và kiểm chứng hộ khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.<ref name="隋朝經濟"/> Với "quân điền chế" từ thân vương và quan viên ở trên đến bình dân ở dưới đều có một số lượng đất ruộng nhất định<ref group="chú">Tùy triều quân điền chế: từ thân vương đến đô đốc đều cấp 'vĩnh nghiệp điền', người nhiều có 100 khoảnh, người ít có 30 khoảnh. Quan ở kinh thành từ nhất phẩm đến cửu phẩm đều cấp 'chức phân điền', người nhiều có 5 khoảnh, người ít có 1 khoảnh. Cơ quan chính phủ được cấp 'công giải điền', để cho dùng chung. Nông dân, nô tì, canh ngưu nhận ruộng như sau: một vợ một chồng được 120 mẫu lộ điền, đinh nam được 20 mẫu 'vĩnh nghiệp tang điền' hoặc 'ma điền'. Nô tì của địa chủ quan lại nhận ruộng, xét theo địa vị cao thấp của chủ mà dao động từ 60-300 người, nô tì nhận số ruộng giống như dân thường. Một đầu 'đinh ngưu' nhận 60 mẫu, không quá bốn ngưu.</ref> Trong đó, 'vĩnh nghiệp điền' vĩnh viễn không cần trả lại, còn 'lộ điền' thì sau khi người được giao qua đời thì lại thuộc về quan phủ. Thời Tùy, vẫn còn một số lượng nhất định đất hoang, có thể tiếp tục thực hiện 'quân điền chế' từ thời Bắc triều, tuy nhiên xuất hiện việc phân phối đất đai không đều ở một bộ phận khu vực. [[Tô Uy]] kiến nghị giảm thiểu phần của công thần để thêm cho bách tính, song bị [[Vương Nghị]] phản đối nên không thành.<ref>《隋書•王誼傳》:「太常卿蘇威立議,以為戶口滋多,民田不贍,欲減功臣之地以給民。誼奏曰:「百官者,曆世勳賢,方蒙爵土,一旦削之,未見其可。如臣所慮,正恐朝臣功德不建,」</ref> Đương thời, chế độ trang viên tiếp tục tồn tại ở phương nam, "quân điền chế" chỉ cho thấy một số hiệu quả tại phương bắc. Ngoài ra, tại khu vực biên cương, triều Tùy thi hành "[[đồn điền chế]]" để duy trì chi tiêu cho quân đội.<ref>《通典•食货二》:「隋文帝开皇三年,突厥犯塞,吐谷浑寇边,转输劳弊,乃令朔方总管赵仲卿于长城以北大兴屯田。」</ref> [[Tô dung điều chế]] triều Tùy kế thừa chế độ thời Bắc Chu, đưa lao dịch: "tô điều lực dịch' và 'dung quyên' vào chế độ thu thuế. Tùy Dạng Đế còn miễn thuế cho phụ nhân, bộ khúc, phụ tì; lao dịch và thuế ruộng thuế vải dựa trên số 'đinh' mà thu. Giống như trước khi thống nhất, có một lượng tương đối nhân khẩu dựa vào hào tộc mà trở thành "phù hộ", để tiếp tục có được con số về hộ khẩu, đồng thời đảm bảo trưng thu thuế và lao dịch được chính xác, triều đình gia tăng quản lý đối với nhân dân, thi hành "đại sách mạo duyệt"<ref group="chú">"mạo duyệt" tức là phân biệt dân chúng già hay không, thành 'đinh' hay chưa, đối chiếu dung mạo và tuổi khai mà tiến hành điều tra.</ref> và "thâu tịch chế",<ref>《通典》卷七:「其時承西魏喪亂,周齊分據,暴君慢吏,賦重役勤,人不堪命,多依豪室,禁網隳紊,奸偽尤滋。高熲睹流冗之病,建輸籍之法。於是定其名,輕其數,使人知為浮客,被強家收太半之賦,為編甿奉公上,蒙輕減之征。」</ref> đem người phụ thuộc từ thế lực của hào tộc sang nằm dưới quyền quản lý của quốc gia, thành dân xếp vào hộ, gia tăng thu nhập từ thu thuế và lao dịch cho triều đình.<ref>見礪波護《隋的貌閱與唐初食實封》(中文翻譯版),收錄於《日本學者研究中國史論著選譯》第四卷「六朝隋唐」,北京中華書局1992年版,第340頁。</ref>
 
Dòng 210:
 
=== Thủ công nghiệp ===
[[FileTập tin:Sui Dynasty Pilgrim Flask.JPG|nhỏ|220px|Bình [[đò sành|sành]]]]
Quy mô tổ chức và trình độ thủ công nghiệp thời Tùy trên nhiều khía cạnh đều vượt quá các triều đại trước, trong đó đại biểu là nghề dệt tơ, nghề gốm sứ, nghề đóng thuyền. Khu vực Hà Bắc, Hà Nam, Tứ Xuyên và Giang Nam đều là những nơi sản xuất sản phẩm dệt tơ. "Vải lụa vân" (lăng vân bố) của Tương châu (nay là An Dương, Hà Nam) rất tinh tế và đẹp; gấm Tứ Xuyên (Thục cẩm) cũng rất có danh tiếng.<ref>《隋書·地理志上》:「人多工巧,綾錦雕鏤之妙,殆侔於上國。」</ref> Phụ nữ khu vực Tuyên Thành, Ngô quận (nay là Tô Châu), Cối Kê (nay là Thiệu Hưng), Dư Hàng ở Giang Nam chăm chỉ se sợi dệt vải, vải Kê Minh (Kê Minh bố) là nổi tiếng nhất.<ref>《隋书·地理志》中记载:「豫章之俗,颇同吴中,一年四五熟,勤于纺绩,亦有夜浣纱而旦成布者,俗呼鸡鸣布。」</ref> Về gốm sứ, kỹ thuật tuyển luyện đất và tráng men đều được nâng cao. Trong đó, khi khai quật các mộ cổ tại An Dương của Hà Nam, Tây An của Thiểm Tây đã tìm thấy bình sứ men trắng (bạch từ) hình thiên nga, có tính cứng, tạo hình đẹp, là một trong những đồ sứ trắng có niên đại sớm nhất được phát hiện tại Trung Quốc. Đồ sứ men xanh (thanh từ) được nung ở nhiệt độ cao, độ cứng vượt xa sản phẩm cùng loại [[nhà Tấn|thời Tấn]],<ref name="隋朝手工業"/> được sản xuất tại các nơi ở Hà Bắc, Hà Nam, Thiểm Tây, Giang Nam. Nghề đóng tàu thời Tùy rất phát triển, khi chuẩn bị đánh Nam triều Trần, Dương Tố giám sát việc đóng "[[ngũ nha chiến thuyền|ngũ nha đại chiến thuyền]]", trên thuyền có 5 tầng lầu, cao hơn 100 [[xích (đơn vị đo lường)|xích]], trước sau đặt 6 phách can<ref group="chú">một loại dụng cụ chiến tranh thời cổ, dùng đòn bảy và ròng rọc để bắn những từ như khối đá, bản đinh, vật cháy vào đối phương trong lúc giao chiến</ref> dài 50 xích, dùng để tiến công tàu địch. Khi Tùy Dạng Đế tuần du Giang Đô, hàng nghìn chiếc thuyền được đóng, tiêu hao một lượng lớn nhân lực vật tư, cũng cho thấy kỹ thuật đóng thuyền cao siêu thời Tùy. Đội thuyền này gồm thuyền rồng (long chu) dành cho Hoàng đế, 'tường ly' dành cho Hoàng hậu, 'phù cảnh' cho cung phi, còn có các chủng loại 'dạng thải', 'chu điểu', 'thương li', 'bạch hổ'; trong đó 'long chu' dành cho Tùy Dạng Đế là tốt đẹp nhất.<ref group="chú">Thuyền dài 200 xích, cao 45 xích, rộng 50 xích. Thân thuyền phân thành 4 tầng, tầng thượng có chính điện và nội điện, hai tầng trung gian có 120 gian phòng, tầng hạ cho thái giám ở.</ref>
 
Dòng 216:
 
=== Thương nghiệp ===
[[FileTập tin:Belt buckle and ornaments, gilt bronze and copper, Sui Dynasty.jpg|nhỏ|220px|Khóa dây lưng và đồ trang sức bằng đồng thanh và đồng mạ vàng thời Tùy]]
Thống nhất quốc gia khiến thương nghiệp triều Tùy phát triển hơn nhiều so với thời Ngụy Tấn Nam-Bắc triều, có quy mô to lớn, đô thị thương nghiệp phồn hoa là hai kinh Trường An và Lạc Dương, hiếm thấy trên thế giới đương thời. Trường An có hai chợ Đông Tây, chợ đông tên là Đô Hội, chợ tây tên là Lợi Nhân, có rất nhiều thương nhân ngoại quốc.<ref>《隋書•地理志》:「俗具五方,人物混淆,華戎雜錯。去農從商,爭朝夕之利;游手為事,競錐刀之末」</ref> Lạc Dương kể từ sau khi xây đào Đại Vận Hà trở thành nơi tập kết và phân phối hàng hóa nam-bắc. Lạc Dương có ba chợ, chợ đông tên là Phong Đô, chợ nam tên là Đại Đồng, chợ bắc tên là Thông Viễn. Trong đó, chợ Thông Viễn nằm kề [[Thông Tế cừ]], chu vi 6 [[lý (đơn vị đo lường)|lý]], với 20 cửa vào chợ, thương nhân tụ họp, thuyền đò neo đậu trên kênh lên đến vạn chiếc. Giang Đô là nơi trung chuyển hàng hóa của Giang Nam, ngoài ra các thành thị thương nghiệp Tuyên Thành (nay là Thường Châu), Ngô quận (nay là Tô Châu), Cối Kê (nay là Thiệu Hưng), Dư Hàng (nay là Hàng Châu), Đông Dương (nay là Kim Hoa) đều nằm ở đất Giang Nam phồn hoa. [[Thành Đô]] là trung tâm thương nghiệp của đất [[Ba Thục]], còn [[Quảng Châu]] là trung tâm trong hoạt động mậu dịch hải ngoại. Đương thời, tuyến đường thương mại quốc tế của triều Tùy phân thành con đường tơ lụa dến Tây Vực và mậu dịch trên biển. Thông qua con đường tơ lụa, hàng hóa đến được [[đế quốc Sassanid]] Ba Tư, [[đế quốc Đông La Mã]]. Mậu dịch trên biển thông đến các nước Đông Nam Á và đặc biệt là Nhật Bản.<ref name="隋朝商業"/>
 
Dòng 224:
 
=== Đại Vận Hà ===
[[FileTập tin:隋運河分布圖.png|nhỏ|280px|Tùy Đường Đại Vận Hà, lấy đông đô Lạc Dương làm trung tâm; tây theo 'Quảng Thông cừ' (廣通渠) đến Đại Hưng thành Trường An; bắc theo 'Vĩnh Tế cừ' (永濟渠) đến Trác châu; nam theo 'Thông Tế cừ' (通濟渠), 'Sơn Dương độc' (山陽瀆) và 'Giang Nam Vận Hà' (江南運河) mà đến Giang Đô, Dư Hàng.]]
Trung tâm chính trị và quân sự của triều Tùy là Quan Trung và Hoa Bắc, trước khi hưng binh diệt Nam triều Trần, triều Tùy đã bắt đầu cho tạo sông đào để chuyển quân xuống phía nam. Sau khi bình định Nam triều Trần, để vận chuyển lương thực và sản phẩm tơ lụa của Giang Nam đến Trung Nguyên, triều Tùy lại liên tiếp cho tạo thêm nhiều sông đào, đồng thời ở đôi bờ cho xây dựng 'ngự đạo', trồng liều giữ bờ. Việc xây dựng các thủy đạo vận chuyển hàng hóa chủ yếu lợi dụng dòng chảy sông tự nhiên, hoặc nạo vét các luồng lạch cũ, chỉ có một bộ phận nhỏ là phải dùng nhân lực để đào mới.<ref>傅樂成(1993年):《中國通史 隋唐五代史》第一章〈隋的建立與統一〉,第22頁。</ref> Cuối cùng hình thành một hệ thống thủy đạo vận chuyển có trung tâm, điểm đầu là đông đô Lạc Dương.<ref>張傳璽等人著,《簡明中國古代史》,第六章〈隋唐五代〉</ref>
 
Dòng 232:
 
=== Đại Hưng thành ===
[[FileTập tin:隋大興城坊平面圖.png|nhỏ|trái|320px|Bản đồ kiến trúc của Đại Hưng thành]]
Trường An thời Hán trải qua chiến tranh đã bị tàn phá, đổ nát, hình dạng và cấu trúc của cung thất nhỏ hẹp, không thể thích ừng với yêu cầu về đô thành của Tùy Đế. Cộng thêm hàng trăm năm nước bẩn lắng đọng trong thành thị, tắc nghẽn khó thoát, cung ứng nước cũng là một vấn đề.<ref>《太平御览·卷一五六》:「帝以长安故城,汉来旧邑,宫宇蠹朽,谋欲迁都。」</ref> Do vậy, Tùy Văn Đế từ bỏ Trường An thời Hán ở phía bắc Long Thủ Nguyên, ở phía nam Long Thủ Nguyên (đông nam Trường Thanh thời Hán) chọn được một địa điểm để dựng thành Trường An mới.<ref>《隋书·高祖纪》:「川原秀丽,卉物滋阜,卜食相土,宜建都邑」。</ref> Tháng 1 ÂL năm 582, Tùy Văn Đế mệnh [[Vũ Văn Khải]] phụ trách thiết kế xây dựng thành mới, do Tùy Văn Đế từng được phong là Đại Hưng công, do đó thành mang tên Đại Hưng thành, tháng 3 ÂL năm sau thì hoàn thành.<ref>《太平御览·卷一五六》:「隋文初封大兴公,及登极,县门园池多取其名。」</ref>
 
Dòng 241:
== Văn hóa ==
=== Tư tưởng học thuật ===
[[FileTập tin:文中子·王通像.jpg|nhỏ|200px|Tranh mô tả nhà tư tưởng thời Tùy [[Vương Thông (nhà Tùy)|Vương Thông]]]]
Tùy Văn Đế trong thời kỳ đầu chủ trương điều hòa tư tưởng Nho gia, Phật giáo và Đạo giáo; đồng thời cũng chủ trương văn học giản thực, phản đối tư tưởng văn học diễm lệ của Nam triều<ref>《中國文明史•隋唐五代史》第十二章 學術思想的多元與匯合趨勢的出現,856頁</ref> Ông đề xướng Nho học, khiến học thuyết Nho gia có địa vị không thể thiếu trong việc trị quốc, cổ vũ khuyến học hành lễ.<ref>《隋書 卷四十七 列傳第十二 柳機》:「然其維持名教,獎飾彝倫,微相弘益,賴斯而已。王者承天,休咎隨化,有禮則祥瑞必降,無禮則妖孽興起。人稟五常,性靈不一,有禮則陰陽合德,無禮則禽獸其心。治國立身,非禮不可。」</ref> Các địa phương nối tiếp nhau lập thêm trường học, có nhiều học giả Nho học ở khu vực Quan Đông, Nho gia một thời hưng thịnh.<ref>《隋書 卷七十五 列傳第四十 儒林》:「於是超擢奇秀,厚賞諸儒,京邑達乎四方,皆啟黌校‧‧‧中州儒雅之盛,自漢、魏以來,一時而已。」</ref> Các lưu phái Nho học thời Nam Bắc triều có sự khác biệt, mỗi phái thuyết kinh lại có nghĩa lệ riêng, đến thời Tùy vẫn chưa có kinh điển thống nhất, khiến cho việc khảo thí trong chế độ khoa cử gặp khó khăn. Đến những năm cuối thời Tùy Văn Đế, ông đề xướng hình pháp, công khai trợ Phật phản Nho, Năm 601, Tùy Văn Đế nhận thấy trường học tuy nhiều song không chuyên, nên hạ lệnh phế trừ toàn bộ các trường học, chỉ giữ lại 'Quốc tử học' ở kinh sư, đặt hạn ngạch 70 học sinh. [[Lưu Huyễn]] dâng thư can gián, song Tùy Văn Đế không nghe theo, đồng thời lại hạ lệnh cho dựng 5000 chùa tháp. Sang thời Tùy Dạng Đế, trường học ở các địa phương lại được khôi phục, song địa vị của nho sinh vẫn chưa được cải thiện. Nho sinh nổi tiếng nhất trong thời kỳ này có [[Lưu Trác]] và Lưu Huyễn, nhị Lưu có học thức phong phú, được nho sinh đương thời yêu mến kính trọng. Tuy nhiên, Lưu Huyễn thừa cơ hội Tùy Văn Đế tìm mua thư tịch, ngụy tạo hơn trăm quyển sách, đề tên như "Liên Sơn dịch", "Lỗ sử ký", nhằm gian lận thưởng vật. Lưu Trác do yêu cầu bổng lộc làm thầy cao nên thanh danh không tốt. Việc Tùy Văn Đế chuyển sang trợ Phật phản Nho khiến cho không ít nho sinh tham gia vào dân biến Tùy mạt sau này.<ref>[[范文瀾]],《中國通史》〈第三卷 隋唐五代时期 第一章 南北统一社会繁荣时期——隋〉,第五节 隋朝的文化,419頁。</ref>
 
Dòng 249:
 
=== Ngữ văn học và sử học ===
[[FileTập tin:Footed lamp with lions, earthenware, 6th century.JPG|nhỏ|230px|Đồ gốm có chân hình sư tử, khoảng từ Bắc triều đến Tùy triều.]]
Do thời Tùy khá ngắn, ảnh hưởng đối với văn học Trung Quốc không lớn. Mặc dù có đề xuất cải cách văn phong hoa mỹ, song sau đó bị gián đoạn, [[phong trào cổ văn]] phải đến thời trung Đường mới phát triển thành công. Đương thời, có các tác phẩm nổi tiếng chuyên nghiên cứu về "âm luật học", cũng có các tác phẩm tản văn và thi ca không tồi. Thời Nam-Bắc triều, văn học Nam triều chú trọng vào thanh luật và sắc thái, văn học Bắc triều chú trọng vào âm đọc chất phác thực dụng. Do văn học diễm lệ của Nam triều chinh phục được Bắc triều, khiến văn học triều Tùy phần nhiều là kế thừa phong cách Lương-Trần, không có đột phá mới. Tổng số cư sĩ nổi danh nam-bắc của triều Tùy thì không quá mười mấy người.<ref name="隋朝文學">范文瀾,《中國通史》〈第三卷 隋唐五代时期 第一章 南北统一社会繁荣时期——隋〉,第五节 隋朝的文化,418頁。</ref> [[Đỗ Chính Tàng]] soạn viết "Văn chương thể thức", giúp học tập văn học Nam triều, hiệu là "Văn Quỹ"; thậm chí các nước Cao Câu Ly và Bách Tế cũng học theo sách của Đỗ Chính Tàng, gọi là "Đỗ gia tân thư", khiến văn học Nam triều được lưu hành ra ngoại quốc. Năm 584, Tùy Văn Đế hạ lệnh yêu cầu văn học phải chất phác chân thực.<ref>《資治通鑑•卷第一百七十六》:「隋主不喜詞華,詔天下公私文翰並宜實錄。泗州刺史司馬幼之,文表華艷,付所司治罪。」</ref> Sau này, mặc dù Lý Ngạc kiến nghị không thể dựa trên văn chương hoa lệ mà tuyển chọn nhân tài, song Tùy Dạng Đế lại đề xướng văn học Nam triều hoa lệ, ông say mê "Tam hạnh Giang Đô", "Hiếu vi Ngô ngữ" của Nam triều, "Quý ư thanh khỉ" và "Nghi ư vịnh ca" cũng hợp với sở thích của ông. Tùy Dạng Đế cũng là một nhà văn, có tiếng nhất là tác phẩm "Giang Đô cung lạc ca". Mỗi tác phẩm thơ văn, Hoàng đế đều yêu cầu danh sĩ Nam triều [[Dữu Tự Trực]] bình nghị rồi mới công bố, cho thấy Tùy Dạng Đế là một người đề xướng mạnh mẽ văn học Nam triều.<ref name="隋朝文學"/>
 
Dòng 261:
Thời Tùy, Phật giáo tiến vào giai đoạn cực thịnh, điều này là do hoàng đế và Phật giáo có quan hệ mật thiết. Khi [[Bắc Chu Vũ Đế]] đàn áp Phật giáo, Trí Tiên đi ẩn tại nhà họ Dương, đưa ra dự đoán rằng Dương Kiên sau này sẽ trở thành hoàng đế, trọng hưng Phật giáo. Dương Kiên tin chắc rằng bản thân được Phật giúp đỡ che chở, sau này tuyên bố với quần thần "ta hưng là do Phật pháp",<ref>《续高僧传》卷第二十六:「帝后果自山东入为天子,重兴佛法,皆如尼言。及登祚后,每顾群臣,追念阿阇梨以为口实。又云:我兴由佛法。」</ref> do vậy tích cực đề xướng Phật pháp, vào những năm cuối thậm chí còn bài xích Nho học, Phật giáo trở thành quốc giáo của triều Tùy. Năm 581, Tùy Văn Đế đón mời tăng lữ ẩn cư xuất sơn, hiệu triệu tín đồ Phật giáo "vì nước hành đạo", đồng thời cho phép nhân dân xuất gia. Sang thời Tùy Dạng Đế, triều đình cũng có chính sách giúp đỡ tích cực với Phật giáo, Tùy Dạng Đế còn thụ giới từ Trí Giả đại sư của [[Thiên Thai tông]], trở thành đệ tử của Phật gia.<ref>《续高僧传》卷第十七《昙崇传》</ref> Tuy nhiên, Hoàng đế cũng kiểm soát chặt chẽ đối với Phật giáo, như đưa các danh sĩ Phật giáo có ảnh hưởng tại Giang Nam đến tập trung tại Dương Châu, mục đích là nhằm tiện chi phối, đồng thời hạ lệnh "sa môn trí kính vương giả".<ref>范文瀾,《中國通史》〈第三卷 隋唐五代时期 第一章 南北统一社会繁荣时期——隋〉,第五节 隋朝的文化,411頁。</ref>
 
[[FileTập tin:Buddha and bodhisattvas, Sui Dynasty.jpg|nhỏ|phải|280px|Tượng [[Bồ Tát]] bằng đồng thành mạ vàng thời Tùy, năm [[597]].]]
Dương thời, hệ phái chủ lưu của Phật giáo có [[Thiên Thai tông]], [[Tam luận tông]] và [[Tam giai giáo]]. Thiên Thai tông quan tâm phát huy hai điều "giáo", "quan" đến cực trí đồng thời viên dung nhất thể, nhận định pháp giới vô tương, vạn vật nhất thể; [[Chỉ quán]] là phương thức tu hành chủ yếu. Tam luận tông do nghiên cứu "Trung luận", "Thập nhị môn luận", "Bách luận" mà có tên như vậy; hệ phái này chủ trương vạn vật chư pháp của thế gian và xuất thế gian từ nhiều nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, là sản phẩm kết hợp từ nhiều nhân tố và điều kiện.<ref>《中國文明史 隋唐五代史》第十三章 發達的多元宗教,956頁</ref> Triều Tùy tổng cộng cho xây dựng hơn 5 nghìn chùa tháp, tạo hàng vạn tượng Phật, đồng thời phiên dịch hàng vạn kinh Phật, khiến kinh Phật được lưu truyền phân bố hơn rất nhiều lớn so với kinh Nho. Tùy Văn Đế hết sức sùng bái Phật giáo, cho xây đến 83 tháp xá lợi Phật tại các châu, trong đó Đại Hưng thiện tự là nổi tiếng nhất.<ref>《中國文明史•隋唐五代史》第十三章 發達的多元宗教,946頁</ref>
 
Dòng 273:
 
=== Nghệ thuật ===
[[FileTập tin:Stroll About InSpring.jpg|nhỏ|phải|270px|"Du xuân đồ", Triển Tử Kiền vẽ]]
[[FileTập tin:Cernuschi Museum 20060812 149.jpg|nhỏ|120px|Tượng nhạc sư tỳ bà thời Tùy]]
Thời Tùy, vì mối quan hệ chính giáo nên hội họa được xem trọng. Hội họa thời Tùy vẫn lấy nhân vật hay cố sự thần tiên làm chủ đề chính, song [[tranh sơn thủy]] phát triển thành một nhánh hội họa độc lập. [[Triển Tử Kiền]] và [[Đổng Bá Nhân]] có tiếng ngang nhau, cùng với [[Cố Khải Chi]] thời Đông Tấn, [[Lục Tham Vi]] của Nam triều Tề, [[Trương Tăng Dao]] của Nam triều Lương đồng xưng là 'tiền Đường tứ đại họa gia'. Triển Tử Kiền sống qua các triều Bắc Tề, Bắc Chu và Tùy, từng nhậm chức [[triều tán đại phu]] của Tùy, sau nhậm chức [[trướng nội đô đốc]]. Ông từng vẽ tranh Phật giáo "Pháp hoa kinh biến", tranh phong tục "Trường An xã mã nhân vật đồ", song đèu thất truyền. Bức [[tranh sơn thủy]] "Du xuân đồ" của ông dùng thuật bôi phác họa, tô màu xanh lục, phối cảnh không gian hợp lý, chú ý quan hệ xa gần và tỷ lệ núi cây cùng nhân vật, trong gang tấc có đủ ý vị nghìn dặm.<ref>柳美景著,《南宋以前中國繪畫線條之研究》,中國文化大學藝術研究所碩士論文,第101頁。</ref> Điều này chứng minh tranh sơn thủy thời Tùy giải quyết được triệt để vấn đề xử lý không gian giữa người và cảnh vật, là đại biểu cho sự nổi lên của tranh sơn thủy,<ref>釋彥悰著,《後畫錄》,第五頁</ref> "Họa giám" thời Nguyên nhận định "Du xuân đồ" là thủy tổ chính thức của tranh sơn thủy. Hoa gia người [[Vu Điền]] Uất Trì Bạt Chất Na thạo vẽ nhân vật Tây Vực, người đương thời gọi lầ "Đại Uất Trì".<ref>《历代名画记》:「时人以跋质那为大尉迟,乙僧为小尉迟」</ref> Ông thạo về vựng nhiễm âm ảnh, tức "ao đột pháp" (thuật lồi lõm), có ảnh hưởng lớn đến hội họa hậu thế.
 
Dòng 284:
 
== Khoa học kỹ thuật ==
[[FileTập tin:Butiange.png|phải|180px|nhỏ|Một phần "Bộ thiên ca-thái vi viên" trong "Thông chí-thiên văn lược đệ nhị"]]
Triều Tùy kế thừa khoa học, trí thức của Bắc triều và Nam triều, thành tựu khoa học kỹ thuật của triều đại này thể hiện trên các lĩnh vực thiên văn, lịch pháp, số học, bác vật học, kiến trúc học, y học.<ref>《中國文明史•隋唐五代史》第八章 自然科學和醫學的豐碩成果,555頁</ref>
 
Dòng 295:
Triều đình Tùy đề xướng bác vật học, đương thời xuất hiện một lượng lớn địa phương chí (hoặc gọi là đồ chí, đồ kinh). Triều đình Tùy ra lệnh các địa phương trong toàn quốc tiến hành soạn viết phương chí,<ref>《隋書•卷二十八•百官下》:「隋大業中,普詔天下諸郡,條其風俗物產地圖,上于尚書。」</ref>, cuối cùng xuất hiện các tác phẩm "Chư quận vật sản thổ tục ký", "Khu vũ đồ chí" và "Chư châu đồ kinh tập". Tùy Dạng Đế hạ chiếu lệnh cho các quận nộp địa đồ phong tục sản vật. Lăng Uất Chi sử dụng địa đồ sách vở do các địa phương nộp lên mà biên tập thành "Tùy chư châu đồ kinh tập" với 200 quyển.<ref>《中國文明史 隋唐五代史》第八章 自然科學和醫學的豐碩成果,601頁</ref> [[Bùi Củ]] vào thời Đại Nghiệp quản lý giao dịch tại Trương Dịch, từ sách truyện và lời kể của thương nhân Tây Vực, sưu tập các tư liệu về núi sông, họ tộc, phong thổ, y phục, sản vật Tây Vực mà viết thành "Tây Vực đồ ký". Thư tịch này còn viết về ba tuyến đường tơ lụa từ Đôn Hoàng qua Trung Á đến Địa Trung Hải.
 
[[FileTập tin:Zhaozhou Bridge.jpg|nhỏ|180px|[[Cầu An Tế|An Tế kiều]], được xây dựng từ năm 595 đến năm 605]]
 
Về kiến trúc học, những người nổi tiếng có Lý Xuân, Vũ Văn Khải, Hà Trù. Năm 610, Lý Xuân chỉ đạo xây dựng nên [[cầu An Tế|An Tế kiều]] bắc qua Hào Hà tại địa phận nay thuộc [[Triệu (huyện)|huyện Triệu]], tỉnh Hà Bắc,<ref>[http://www.ihols.com.cn/blog/UploadFiles/2006-10/1018265807.jpg 李春雕像]</ref> An Tế kiều là một cây cầu đá hình vòm cung, tàu bè vẫn có thể đi lại thuận tiện ở bên dưới, là một trong những công trình đạt thành tựu trọng đại trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc.<ref>李偉傳,《中華文化史》,第十一章〈隋朝〉,第406頁。</ref> Ngoài ra, An Tế kiều có bốn lỗ trống, giảm thiểu một phần năm trọng lượng thân cầu, tiết kiệm được hơn hai trăm mét khối nguyên liệu đá, đồng thời có thể giảm bớt áp lực từ nước lụt tác động vào thân cầu. Vũ Văn Khải từng tạo 'quan phong hành điện' cho Tùy Dạng Đế, bên dưới điện đặt ròng rọc tời, có thể tách rời ra khi hành động, cũng có thể hợp thành một đại điện chứa được vài trăm người. Hà Trù tạo ra "Lục hợp thành" cho Tùy Dạng Đế, khi công thành, trong một đêm có thể hợp thành một tòa thành lớn với chu vi 8 lý, cao 10 nhận, trên thành có thể xếp giáp sĩ, lập kỳ trượng. Ngoài ra, Hà Trù còn có thể dùng lục từ (sứ xanh) để chế ra ngọc pha lê, không khác biệt so với ngọc pha lệ thực.<ref>復旦大學(1982年):《中國古代經濟簡史》第四章〈封建社會北朝隋唐(前期)的經濟〉,第106頁</ref>
Dòng 344:
[[Thể loại:Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc]]
[[Thể loại:Cựu quốc gia châu Á]]
[[Thể loại:Triều đại Trung Quốc]]
 
{{Liên kết chọn lọc|zh}}
[[Thể loại:Triều đại Trung Quốc]]