Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội nghị Bình Than”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
 
==Địa danh Bình Than==
Theo trang 105 trong ''Đồng Khánh địa chí'' (tải sách này tại địa chỉ [http://www.megaupload.com/?d=SUUTSR6M này]), phần chép về tỉnh Hải Dương thì Bình Than là nơi cùng hội tụ của 4 con sông (Triêm Đức/Thiên Đức<ref>Ngày nay gọi là [[sông Đuống]].</ref>, Nguyệt Đức<ref>Ngày nay gọi là [[sông Cầu]].</ref>, Nhật Đức<ref>Ngày nay gọi là [[sông Thương]].</ref> và sông ở huyện Phượng Nhãn<ref>Ngày nay gọi là [[sông Lục Nam]].</ref>) để rồi chia thành 2 con sông khác là Hàm Giang<ref>Ngày nay gọi là [[sông Thái Bình]]</ref> và sông Thủ Chân<ref>Ngày nay gọi là [[sông Kinh Thầy]].</ref>. Như thế Bình Than là khu vực xung quanh cửa Đại Than (nơi bắt đầu của sông Thái Bình và sông Kinh Thầy) và vùng đất ven cửa Đại Than (ngày nay thuộc về các huyện như [[Chí Linh]] (xã Nhân Huệ), [[Nam Sách]] (các xã Hiệp Cát, Nam Hưng), [[Gia Bình]] (xã Cao Đức), [[Lương Tài]] (các xã Trung Kênh, An Thịnh)) đều có khả năng là nơi diễn ra hội nghị Bình Than.
 
Theo chú thích số 821 và 822 của Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Bình Than là đoạn sông [[Hệ thống sông Thái Bình|Lục Đầu]] chảy qua huyện Chí Linh, tỉnh [[Hải Hưng]] ngày nay (nay là [[Hải Dương]]), và vũng Trần Xá (Trần Xá loan) có lẽ là chỗ hợp lưu hai con sông [[sông Thái Bình|Thái Bình]] và [[sông Kinh Thầy|Kinh Thầy]]. Chỗ này về sau vẫn còn xã Trần Xá<ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/footnote10.html#fn_821 Chú thích 821]</ref><ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/footnote10.html#fn_822 Chú thích 822]</ref>. [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục|Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục]] cũng ghi chú trong phần lời chua rằng Bình Than là tên bến đò ở địa phận xã Trần Xá, huyện Chí Linh; và Chí Linh là đất Bàng Châu xưa, một tên nữa là Bàng Hà (điều này thì có lẽ không chuẩn, do Bàng Hà là tên cũ của vùng đất ngày nay là 2 huyện [[Thanh Hà]] và [[Tiên Lãng]]); thời thuộc [[nhà Minh|Minh]] đổi là huyện
Chí Linh; [[nhà Hậu Lê|nhà Lê]] cũng theo tên ấy; nay thuộc tỉnh Hải Dương<ref name=KDVS2>[http://www.sugia.vn/upload/fckeditor/kdvstgcm.pdf Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục], trang 225.</ref>. Ngày nay tại khu vực ven sông Kinh Thầy này vẫn còn làng [[Trần Xá]] thuộc xã [[Nam Hưng, Nam Sách|Nam Hưng]], huyện [[Nam Sách]], tỉnh [[Hải Dương]] ở tọa độ khoảng {{coor dms|21|4|7|N|106|19|38|E}}, tương đương với xã Trần Xá, tổng Cao Đôi, huyện Chí Linh được chép tại trang 106 trong ''Đồng Khánh địa chí''.
 
Bên cạnh đó còn có xã Đại Than thuộc tổng Vạn Tư (thời Nguyễn, xem Đồng Khánh địa chí, phần tỉnh Bắc Ninh), một địa danh nay thuộc xã [[Cao Đức]] (ở tọa độ khoảng {{coor dms|21|5|21|N|106|17|5|E}}), huyện [[Gia Bình]], tỉnh [[Bắc Ninh]], bên bờ nam [[sông Đuống]] nơi đổ vào Lục Đầu Giang. Vào khoảng năm 1992 đã một cuộc Hội thảo khoa học về Hội nghị Bình Than tổ chức tại Bắc Ninh, cho rằng Hội nghị Bình Than đã diễn ra tại địa danh nằm trong tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, hội nghị này không đạt kết quả do địa danh thuộc tỉnh Bắc Ninh không phù hợp với ghi chép của [[Đại Việt sử ký toàn thư]] cũng như của sách địa chí (trong cả 2 huyện Gia Bình và Lương Tài thời Nguyễn đều không có xã Trần Xá). Song dù vậy, sách ''Đại cương lịch sử Việt Nam'', tập 1, trang 224, xuất bản năm 1997 vẫn viết:
 
:''"Bình Than là bến sông lớn trên cửa [[sông Đuống]] đổ vào sông Lục Đầu (nay thuộc xã Đại Than, Gia Lương<ref>Năm 1999, huyện Gia Lương tách ra thành 2 huyện [[Gia Bình]] và [[Lương Tài]].</ref>, Bắc Ninh) gần thái ấp Vạn Kiếp của Trần Hưng Đạo, là địa điểm quân sự hiểm yếu"''.
 
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng tháng 2 năm 1242 nhà Trần chia cả nước ra thành 12 lộ<ref name=DVSK51>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt10a.html Đại Việt Sử ký Toàn thư - Quyển V: Kỷ Nhà Trần - Thái Tông Hoàng Đế]</ref>. Sử cũ không chép rõ, nhưng căn cứ những tài liệu ghi chép từ trước, thì thấy các lộ như sau: Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Hồng, Khoái, Thanh Hóa, Hoàng Giang, Diễn Châu<ref name=KDVS3>[http://www.sugia.vn/upload/fckeditor/kdvstgcm.pdf Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục], trang 199.</ref>. Vùng đất ngày nay là hai huyện Gia Bình và Lương Tài thì thời Trần thuộc về huyện Yên Định, lộ Bắc Giang, tới thời Minh là huyện An Định thuộc châu Gia Lâm<ref>''Đồng Khánh địa chí'', tỉnh Bắc Ninh, tr. 508.</ref>; trong khi hai huyện Chí Linh và Nam Sách (thời Trần đều thuộc Bàng Châu trong lộ Hải Đông, trong quyển 1 sách [[An Nam chí lược]] của Lê Tắc chép là Nam Sách Giang lộ), cho nên có thể thấy kiến giải về hội nghị Bình Than gần vũng Trần Xá là địa điểm thuộc Bắc Ninh có vẻ khiên cưỡng, không phù hợp với các kiến giải của 2 bộ cổ sử.
 
Cho đến thời điểm hiện tại (năm 2011), các di tích lịch sử xuất xứ, gắn bó với [[nhà Trần]] đã được hoàn chỉnh, chỉ duy nhất có Hội nghị Bình Than vẫn còn bỏ ngỏ. Chính vì sự chậm trễ này nên sách giáo khoa lớp 7 về môn lịch sử và ''Đại cương lịch sử Việt Nam'' có lẽ đã biên soạn không đúng về địa danh đã được chỉ rõ trong Đại Việt Sử ký Toàn thư và Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục.