Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Danh sách giáo hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
Ấn bản năm [[2001]] đang được dùng phổ biến hiện nay của Annuario Pontificio đã giới thiệu với gần 200 sửa chữa về tiểu sử của các Giáo hoàng. Khởi đầu từ [[Thánh Phêrô]], vị Giáo hoàng đầu tiên, cho đến [[Giáo hoàng Gioan Phaolô II]]. Các sự điều chỉnh này liên quan đến ngày tháng, nơi sinh, tên gia đình của từng vị Giáo hoàng.<ref>{{chú thích web |url=http://www.zenit.org/en/articles/corrections-made-to-official-list-of-popes |title=Sửa chữa danh sách chính thức Giáo Hoàng |accessdate=2013-04-24 |publisher=Zenit |date=2001-06-05}}</ref> Thuật ngữ '''Giáo hoàng''' ([[latinh|tiếng Latinh]]: ''papa'', [[tiếng Hy Lạp]]: ''πάππας pappas'') là vị [[Giám mục]] của [[Giáo phận Rôma]], lãnh đạo của [[Giáo hội Công giáo Rôma|Giáo hội Công giáo]] toàn [[thế giới]]. Theo quan điểm của Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng là người kế vị [[Thánh Phêrô]] - tông đồ trưởng của [[Giê-su|Chúa Giêsu]]. Thời gian nhiệm chức của một Giáo hoàng được gọi là ''triều đại giáo hoàng" và thẩm quyền của ông đối với giáo hội thường được gọi là ''"quyền tông tòa"'' (''papacy") mà thực thể đại diện quyền lực đó gọi là [[Tòa Thánh]] (tiếng Latinh: ''Sancta Sedes''), dựa trên truyền thống Giáo hội cho rằng đó là chiếc ngai tòa của Thánh Phêrô và [[Sứ đồ Phaolô|Thánh Phaolô]] khi tử đạo tại [[Roma]].<ref>{{chú thích web |url=http://www.newadvent.org/cathen/12260a.htm |title=The Pope |publisher=Catholic Encyclopedia |lang=en |accessdate=2013-04-24}}</ref>
{{Xem thêm|Giáo hoàng}}
Một số Giáo hoàng trong danh sách này đã được [[Giáo hội Công giáo Rôma]] công nhận là [[Thánh (Kitô giáo)|Thánh]], trong số 50 vị Giáo hoàng đầu tiên, đã có 4846 vị được [[Tuyên thánh]] liên tiếp. Tên Giáo hoàng được lựa chọn nhiều nhất là [[Thánh Gioan|Gioan]], lên đến 23 lần (Gioan XXIII). Có hai vị Giáo hoàng đã được trao tặng danh hiệu [[Tiến sĩ Hội Thánh]] là [[Giáo hoàng Grêgôriô I]] và [[Giáo hoàng Lêô I]]. Trung bình, triều đại một Giáo hoàng kéo dài khoảng 7,4 năm. Bắt đầu từ giữa năm 33, là triều đại đầu tiên với Giáo hoàng là [[Thánh Phêrô]] cho đến năm [[2013]], khi kết thúc của triều đại [[Giáo hoàng Biển Đức XVI]] thì tổng cộng là 1980 năm. Các niên giám về Giáo hoàng đã công nhận, trong thời gian này của 265 vị Giáo hoàng.
[[Tập tin:Pope Francis South Korea 2014.png|nhỏ|200px|phải|Đương kim [[Giáo hoàng Phanxicô]] (năm [[2014]]).]]
[[Giáo hoàng đối lập|Ngụy giáo hoàng]] được định nghĩa là một người mạo nhận là đứng đầu [[Thành Vatican|Tòa thánh]], chống lại [[Giáo hoàng]] đã được bầu lên đúng giáo luật. (It. ''Antipapa'' được gộp từ ''Anti'', chống + ''papa'', Giáo hoàng)<ref>''Từ Điển Công Giáo Phổ Thông'', Đặng Xuân Thành. - Dịch giả: Nhóm Chánh Hưng. Nhà xuất bản: Nxb Phương Đông tháng 8, 2008.</ref>. Có một số [[Giáo hoàng đối lập]] xuất hiện trong thời kỳ sơ khai của [[Giáo hội Công giáo Rôma]]. Trong số các vị còn lại, rải rác từ [[thế kỷ 3|thế kỷ III]] cho đến đầu [[thế kỷ 15|thế kỷ XV]], có ông rút lui trong một ngày, có ông một tháng, có ông lâu dài. Ða số vì hiểu lầm, nhưng ảnh hưởng chính trị và hoàn cảnh của thời xưa (đế quốc và phong kiến) cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong quá khứ, một ngụy Giáo hoàng thường nhận được một sự hỗ trợ đáng kể của các hồng [[hồng y]] và các vương quốc. Tuy nhiên những người đòi được như một Giáo hoàng thường chỉ có một nhóm nhỏ theo, giống như các ngụy Giáo hoàng Sedevacantist hiện đại và không được xếp vào trong số những ngụy Giáo hoàng, và do đó được bỏ qua trong danh sách.