Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gió Mặt Trời”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{bài chính| → {{chính| using AWB
Arc Warden (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
Vào những năm 1930, bằng việc quan sát sự bùng nổ của các luồng hạt trong hiện tượng [[nhật thực]], các nhà khoa học đã cho rằng nhiệt độ của [[cực quang]] Mặt Trời phải hàng triệu độ C. Một vài hướng nghiên cứu hứa hẹn đã được thực hiện, để xác định nhiệt độ cực lớn này. Vào giữa [[thập niên 1950]], nhà toán học [[:Thể loại:Người Anh|người Anh]] [[Sydney Chapman]] đã thu dò và tính toán được các đặc tính của một chất khí có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ này và xác định nó là một luồng nhiệt siêu dẫn được lan truyền trong không gian, xa hơn [[quỹ đạo]] của Trái Đất. Cũng trong những năm này, một nhà khoa học [[:Thể loại:Người Đức|người Đức]] có tên là [[Ludwig Biermann]] quan sát và lấy làm ngạc nhiên khi thấy các [[sao chổi]], dù đi đến gần hoặc đi ra xa Mặt Trời, đều tạo ra những cái đuôi hướng ra bên ngoài Mặt Trời. Biermann đưa ra giả thuyết rằng do Mặt trời đã tạo ra một luồng hạt ổn định và đẩy đuôi của các sao chổi này ra bên ngoài.
 
[[Eugene Parker]] hiểu ra rằng luồng nhiệt từ Mặt Trời trong mô hình của Chapman, và hiện tượng đuôi sao chổi luôn hướng ra bên ngoài Mặt Trời trong giả thuyết của Biermann cùng xuất phát từ một hiện tượng. Parker chỉ ra rằng mặc dù cực quang của Mặt Trời bị hút mạnh mẽ bởi lực hấp dẫn, nó vẫn là một luồng dẫn nhiệt tốt và ở nhiệt độ cao ngay cả khi cách xa với Mặt Trời. Do lực hấp dẫn giảm dần với khoảng cách, cực quang ở vùng khí quyển ngoài của MặMặt Trời sẽ thoát vào trong không gian.
 
Vì không đồng tình với quan điểm của Parker về việc cho rằng gió Mặt Trời có cường độ mạnh, nên 2 bài báo của ông gửi đến tạp chí ''[[Astrophysical Journal]]'' năm [[1958]] đã không được đăng. Tuy nhiên nó vẫn được [[Subrahmanyan Chandrasekhar]], [[giải Nobel Vật lý]] năm [[1983]], lưu giữ lại.