Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tùy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n General Fixes
Arc Warden (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 134:
Ở phương nam, Tùy đặt Nam Ninh châu (tức Ninh châu thời Nam triều) tại khu vực Nam Trung, song trên thực tế do hào tộc [[Thoán thị]] tại địa phương quản lý, Thoán thị cũng phát triển thành dân tộc. Không lâu sau, Thoán tộc phản Tùy, đến năm [[597]] Tùy Văn Đế khiển [[Sử Vạn Tuế]] suất binh chinh thảo, giành chiến thắng tại khu vực [[sông Tây Nhị]], [[Điền Trì]]. Các nhân vật chủ yếu của Thoán tộc là [[Thoán Chấn]], [[Thoán Ngoạn]] vào triều, song bị Tùy Văn Đế giết. Đến thời Tùy mạt, Thoán tộc phân liệt thành Đông Thoán và Tây Thoán, Đông Thoán gọi là "Ô Man", Tây Thoán gọi là "Bạch Man". Tây Thoán do 6 bộ lạc hợp thành, cũng gọi là [[Lục Chiếu]], trong Lục Chiếu thì [[Mông Xá Chiếu]] là tiền thân của [[Nam Chiếu]] và [[Vương quốc Đại Lý|Đại Lý]]. Nhìn vào việc kinh lược của triều Tùy tại Nam Trung, như học giả [[Phương Quốc Du]] chỉ ra, là phần nhiều dựa vào vũ lực mà ít thiết lập tổ chức chính trị.<ref>[[方國瑜]]《中國西南歷史地理考釋》第三篇《北周至初唐時期西南地理考釋》,北京中華書局1992年版,第254至259頁。</ref> Ở phía nam, có các nước [[Lâm Ấp]], [[Xích Thổ]], [[Chân Lạp]], [[Brunei|Bà Lợi]]; Tùy Dạng Đế từng phái Thường Tuấn, Vương Quân Chính đi sứ sang Xích Thổ. Năm 608, Thường Tuấn đem theo 5000 tấm tơ lụa tặng cho Xích Thổ quốc vương Cù Đàm Lợi Phú Đa Tắc (瞿曇利富多塞), ông đi thuyền từ Nam Hải quận đến Xích Thổ. Quốc vương của Xích Thổ khiển vương tử Na Da Già (那邪迦) theo Thường Tuấn sang Tùy, Tùy Dạng Đế ban cho Na Da Già quan vị và vật phẩm.<ref>《隋書 卷八十二 列傳第四十七 赤土》:「煬帝即位,募能通絕域者。大業三年,屯田主事常駿、虞部主事王君政等請使赤土。帝大悅,賜駿等帛各百匹,時服一襲而遣。齎物五千段,以賜赤土王。」</ref>
[[Tập tin:Three Kingdoms of Korea Map-zh.png|nhỏ|phải|160px|Các quốc gia ở đông bắc Tùy {{legend|#00B8FF|[[Cao Câu Ly]]}} {{legend|#00FF00|[[Bách Tế]]}} {{legend|#FF0000|[[Tân La]]}} {{legend|#FB7AC6|[[Oa Quốc]] (Nhật Bản)}}]]
Ở phía đông bắc và đông của Tùy có các nước Cao Câu Ly, Bách Tế, Tân La, Oa Quốc và Lưu Cầu. Cao Câu Ly là cường quốc trong khu vực, quốc đô là Trường An thành (nay thuộc [[Bình Nhưỡng]], [[Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên|Triều Tiên]]). Sau khi Tùy diệt Nam triều Trần, [[Bình Nguyên Vương]] của Cao Câu Ly liền chuẩn bị phòng ngự trước khả năng quân Tùy xâm phạm. Năm [[598]], [[Anh Dương Vương]] của Cao Câu Ly đem theo hơn vạn người tiến đánh [[Liêu Tây]]. Tùy Văn Đế sau đó phát động 30 vạn đại quân, theo hai đường thủy lộ tiến công Cao Câu Ly. Tuy nhiên, đường bộ hiểm ác, tử thương thảm trọng, Tùy Văn Đế chỉ muốn thoái binh, sau đó Anh Dương Vương khiển sứ đến thỉnh hỏa, hai bên hòa bình. Sau này, Tùy Dạng Đế lại tiếp tục đi theo đường cũ của phụ hoàng, ba lần thực hiện chiến tranh quy mô lớn chống Câu Câu Ly trong các năm [[612]], [[613]], [[614]]; trong đó quân Tùy thảm bại trong cuộc chiến năm 612, hao phí cực kỳ nhiều nhân lực và vật tư, tăng thêm gánh nặng cho nhân dân, sau đó phát sinh dân biến. Bách Tế vào những năm đầu Khai Hoàng đã khiển sứ đến Tùy, Tùy phong cho [[Uy Đức Vương|Dư Xương]] là "Thượng Khai phủ, Đái Phương quận công, Bách Tế vương".<ref>《隋書•東夷傳•百濟》:「開皇初,其王餘昌遣使貢方物,拜昌為上開府、帶方郡公、百濟王。」</ref> Sau khi Tùy diệt nam triều Trần, có chiến thuyền trôi dạt trên biển, được Bách Tế cung cấp cho vật tư đầy đủ đưa về, đồng thời phái sứ đến chúc hạ triều Tùy thống nhất Trung Hoa. Khi Tùy Dạng Đế đánh Cao Câu Ly, Bách Tế từng điều động quân trong lãnh thổ, tuyên bố là hiệp trợ quân Tùy, song trên thực tế vẫn duy trì quan hệ hữu hảo với Cao Câu Ly, bảo vệ lợi ích của hai nước.<ref>《隋書•東夷傳•百濟》:「(大業三年,607年)又遣使者王孝鄰入獻,請討高麗。煬帝許之,令覘高麗動靜。然[[扶餘璋|璋]]內與高麗通和,挾詐以窺中國。七年,帝親征高麗,璋使其臣國智牟來請軍期。帝大悅,厚加賞錫,遣尚書起部郎席律詣百濟,與相知。明年,六軍渡遼,璋亦嚴兵於境,聲言助軍,實持兩端。」</ref><ref>韓國磐《隋唐五代史》第一編《統一南北的隋朝》,北京生活•讀書•新知三聯書店1962年版,第70頁。</ref> Tân La vào năm 594 khiển sứ đến Tùy, Tùy phong cho [[Chân Bình Vương]] của Tân La là "Thượng Khai phủ, Lạc Lãng quận công, Tân La vương".<ref>《隋書•東夷傳•新羅》:「開皇十四年,遣使貢方物.高祖拜真平為上開府、樂浪郡公、新羅王。」</ref> Trong những năm Đại Nghiệp thời Tùy Dạng Đế, Tân La thường khiển sứ sang Tùy.<ref>韓國磐《隋唐五代史》第一編《統一南北的隋朝》,北京生活•讀書•新知三聯書店1962年版,第70-71頁。</ref> Oa Quốc (tức [[Nhật Bản]]) từng nhiều lần phái sứ sang Trung Quốc thông hảo, năm [[600]] lại đem theo vài chục [[sa môn]] (tức tăng lữ) sang Tùy học Phật pháp. Năm 607, [[Thiên hoàng Suiko|Thôi Cổ thiên hoàng]] của Đại Hòa phái [[khiển Tùy sứ]] [[Ono no Imoko|Tiểu Dã Muội Tử]] chuyển quốc thư cho Tùy Dạng Đế, tuy nhiên trong thư lại ghi Hoàng đế Tùy là "nhật một Thiên tử" (thiên tử xứ MặMặt Trời lặn), Tùy Dạng Đế do vậy rất tức giận.<ref name="日出天子致書日沒天子"/> Năm sau, Tiểu Dã Muội Tử lại đi sứ sang Tùy, trong quốc thư đổi cách gọi là "Đông thiên hoàng kính Bạch Tây hoàng đế" để quan hệ hai bên được hòa hoãn. Tùy Dạng Đế vào năm 608 phái [[Bùi Thế Thanh]] sang Nhật. Tùy Dạng Đế vào năm 607 và 608 phái Chu Khoan đi Lưu Cầu (nay có thể là [[quần đảo Ryukyu]] hoặc [[Đài Loan]]) để "úy phủ" nước ấy, song Lưu Cầu không thuận theo. Năm 610, Tùy Dạng Đế lại phái Trần Lăng, Trương Trấn Châu suất vạn binh tiến đánh Lưu Cầu, đánh giết vua nước này là Hoan Tư Khát Tứ Đâu (歡斯渴刺兜), bắt vài nghìn nam nữ rồi trở về. Trong thời gian Tùy tiến đánh, người Lưu Cầu từng đến chỗ quân Tùy tiến hành hoạt động mậu dịch.<ref>《隋書•陳稜傳》:「流求人初見船艦,以為商旅,往往詣軍中貿易。」</ref><ref>米慶余《琉球歷史研究》第一章第二節,天津人民出版社1998年版,第9至15頁。</ref>
 
== Chế độ quân sự ==