Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Võ Nguyên Giáp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rotave (thảo luận | đóng góp)
Dòng 128:
Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và [[Trần Quốc Hoàn]], sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]] tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: ''"Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn"''. Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này. Khi có lộn xộn, lính Trung Quốc bắn chỉ thiên, xông vào giải tán đám biểu tình để vãn hồi trị an. [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] hoảng hốt khi người Trung Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt Minh như họ mong đợi. Ông [[Nguyễn Duy Thanh]], một người theo chủ nghĩa quốc gia buồn rầu nhớ lại: ''"Không có Trung Hoa ủng hộ, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chẳng thể đối phó được với những người Cộng sản"''<ref>Cecil B. Currey. CHiến thắng bằng mọi giá. NXB Thế giới. Trang 177 -178</ref>
 
Sự có mặt của quân đội [[Tưởng Giới Thạch]] cho tới lúc đó đã đảm bảo sự tồn tại của Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh hội. Hai đảng này không có một chương trình liên kết với nhau để tranh thủ dân chúng như Việt Minh. Những người lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh hội cũng không có những phẩm chất có thể so sánh với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và những người có trách nhiệm khác của [[Việt Minh]]. Khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam ngày 15/6/1946, [[Võ Nguyên Giáp]] quyết định Việt Minh phải hoàn toàn một mình điều khiển bộ máy chính quyền. Võ Nguyên Giáp hối hả hành động ngay với mục tiêu là: Đồng minh hội được Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch ủng hộ, Việt Nam Quốc dân Đảng (mượn danh cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930 do [[Nguyễn Thái Học]] sáng lập), nhóm quốc gia thân Nhật Đại Việt, những người Trotskyist, những người quốc gia chống Pháp, những người Công giáo mang tên "chiến sĩ Công giáo". Võ Nguyễn Giáp đã từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái, ''phần tử phản động'' này. Ngày 19/6/1946, [[Báo Cứu Quốc]] của Tổng bộ [[Việt Minh]] đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "''bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3''". Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng sử dụng các binh lính, sỹ quan Nhật Bản tình nguyện ở lại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp (ở Hòn Giai quân Pháp cung cấp cho Việt Minh những khẩu pháo để diệt một số vị trí do quân Đại Việt chiếm giữ).<ref name="Currey">Chiến thắng bằng mọi giá, trang 196-197, Cecil B. Currey, Nxb Thế Giới, 2013</ref> Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất trong chiến dịch trấn áp các đảng phái đối lập là [[vụ án phố Ôn Như Hầu]]. Theo David G. Marr, đó là một thời kỳ đầy hận thù, phản bội và giết chóc. Cho tới tháng 8 năm 1946, các đảng phái đối lập, ngoại trừ Giáo hội Công giáo, đều bị phá vỡ, vô hiệu hóa, hoặc buộc phải lưu vong<ref name="David G. Marr">David G. Marr, [http://books.google.com.vn/books?id=CVMA0mk6_6kC&printsec=frontcover&dq=Vietnam:+State,+War,+Revolution,+1945-1946&hl=vi&sa=X&ei=hdg4VLb5Bcvp8AXxtIGwAw&ved=0CBwQ6AEwAA#v=onepage&q=Vietnam%3A%20State%2C%20War%2C%20Revolution%2C%201945-1946&f=false Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946)], page 405 - 406, California: University of California Press, 2013</ref>. [[Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến]] được thành lập nhằm tạo khối đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc giữa các đảng phái, sau [[Vụ án phố Ôn Như Hầu]] đã mất đi ý nghĩa của nó.
 
== Chiến tranh Đông Dương lần 1 ==