Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hà Kế Tấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
| chú thích =
}}
'''Hà Kế Tấn''' (1912 – 1997) là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, Tư lệnh Liên khu III, Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi, Chủ nhiệm Uỷ ban trị thuỷ và khai thác sông Hồng, Bộ trưởng đặc trách việc khởi công công trình thuỷ điện sông Đà,
 
Ông sinh năm 1912 tại làng Mông Phụ, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Cha ông làm nghề thợ mộc, là một tay thợ có tài nổi tiếng trong vùng xứ Đoài.
Dòng 43:
Tháng 6/1937, ông được kết nạp vào Đảng, sau đó được tổ chức bầu cử vào ban lãnh đạo Nghiệp đoàn của các giới lao động ở Hà Nội và trực tiếp vận động phong trào gồm giới thợ xẻ và thợ mộc, được cử vào Ban lãnh đạo công nhân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống, chống đánh đập, phân biệt đối xử, tạo quyền bình đẳng.
 
Cuối tháng 4/1940, ông bị mật thám Pháp bắt và đưa về Sở mật thám, sau đó, đưa ông đi đày tại trại tù “căng” cùng với các đồng chí hoạt động cách mạng khác ở các vùng như: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương… Tháng 8/1944, theo chỉ thị của Trung ương và quyết định của tổ chức, ông được bố trí vượt ngục để ra ngoài hoạt động bí mật và được Trung ương Đảng cử làm Trưởng ban Công vận Xứ uỷ Bắc Kỳ.
 
Đầu tháng 5/1945, ông được phân công phụ trách hai tỉnh: Nam Định và Hà Nam.
Dòng 55:
 
==Tham gia công tác quản lý thủy lợi==
Sau đó, trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, Miền Bắc phải khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và công cuộc cải tạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, ông được Trung ương quyết định cử làm Trưởng ban chỉ huy công trường Bắc Hưng Hải <ref>http://ct.qdnd.vn/cuoituan/vi-vn/91/68/72/72/72/194742/default.aspx </ref>(công trình trị thuỷ đầu tiên của miền Bắc) với nội dung và ý nghĩa kết quả lớn nhằm khai thác trị thuỷ sông Hồng tại địa phận 3 tỉnh: Bắc Ninh – Hải Dương- Hưng Yên.
 
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960), ông được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Thủy lợi và Điện lực<ref>http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-02-CP-thanh-lap-Uy-ban-tri-thuy-va-khai-thac-he-thong-song-Hong-vb20280t11.aspx</ref>, sau đó được Quốc hội cử vào trọng trách mới Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Điện lực (1963)<ref>http://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B_quy%E1%BA%BFt_s%E1%BB%91_147_NQ/TVQH</ref>, Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi (1964 – 1973) <ref> http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/thanhvienchinhphuquacacthoiky?governmentId=611 </ref>, kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban trị thuỷ và khai thác sông Hồng. Ông có công hàng đầu trong kiến tạo nên bộ máy thủy lợi Việt Nam vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước; xây dựng và quản lý hệ thống các công trình thủy lợi, thủy điện và phòng, chống thiên tai, nổi bật là việc quy hoạch trị thủy sông Hồng và hệ thống thủy lợi đồng bằng Bắc Bộ.
Dòng 63:
Ngày 1/4/1980, ông được Trung ương có quyết định thôi giữ chức Bộ trưởng phủ Thủ tướng để làm Bí thư Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân Tối cao và trực tiếp đảm nhận chức Chánh án cho đến khi nghỉ hưu.
 
Tại Đại hội Hội Cựu chiến binh Thành phố Hà Nội ( năm 1993), ông đã được Đại hội suy tôn và bầu là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành phố.
 
Năm 1997 ông mất tại Hà Nội.