Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nguồn không đảm bảo, chú thích bằng cả chương
Rotave (thảo luận | đóng góp)
Tôi có ebook cuốn này
Dòng 205:
Thập niên này đang có tranh cãi trong phe xã hội chủ nghĩa giữa những người thuộc "phe xét lại" ([[Nikita Sergeyevich Khrushchyov]] và Liên Xô) và những người tự nhận là "Marxist-Leninist chân chính" (Mao Trạch Đông và Trung Quốc) và các biện pháp cách mạng ở thế giới thứ ba bằng hòa bình hay bằng bạo lực cách mạng, gọi là [[Chia rẽ Trung-Xô|Trung-Xô chia rẽ]]<ref>Ford, Harold P., "Calling the Sino-Soviet Split", Studies in Intelligence, Winter 1998-99.</ref><ref>Chang Jung và Jon Halliday. ''Mao: The Unknown Story''. New York: Alfred A. Knopf, 2005.</ref><ref name="Jian Chen">Jian Chen. ''Mao’s China & the Cold War''. Chapel Hill, NC: The University of North Carolina Press, 2001</ref>.
 
Trung Quốc, lúc đó đang cạnh tranh vai trò lãnh đạo phe Xã hội chủ nghĩa với Liên Xô<ref name="Jian Chen"/>, cũng không muốn vai trò của mình kém hơn đối thủ cùng tư tưởng. Họ viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong giai đoạn này, còn nhiều hơn Liên Xô. Theo ông [[Nguyễn Nhật Hồng]] thì: “''Trung Quốc giao ngoại tệ viện trợ theo phương thức rải đều từng tháng, từng quý. Nhu cầu viện trợ được B29 lên kế hoạch trình ông Phạm Hùng và Lê Thanh Nghị duyệt. Tuy nhiên, kế hoạch thường bị Trung Quốc thay đổi theo ý định của họ''”.<ref name="Benthangcuoc" /> Họ khuyến khích Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến đấu giải phóng miền Nam mà không sợ quân đội Mỹ tham chiến.
 
Mùa hè 1962, Trung Quốc gửi cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa súng đạn đủ để trang bị cho 200 tiểu đoàn. Trung Quốc đồng ý gửi tình nguyện quân vào Bắc Việt Nam nếu quân Mỹ vượt qua vĩ tuyến 17. Tính từ 1956 đến 1963, Trung Quốc đã chuyển cho miền Bắc số lượng vũ khí trị giá khoảng 320 triệu nhân dân tệ<ref name="Chi vien"/>. Tháng 12-1964, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc thăm Hà Nội và ký [[Hiệp ước hữu nghị hợp tác quân sự Việt-Trung]].
 
Về phía mình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương giữ quan hệ tốt với cả Trung Quốc lẫn Liên Xô để tranh thủ càng nhiều viện trợ vũ khí càng tốt. Tuy nhiên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận mọi sự can thiệp vào đường lối chiến lược của họ.<ref>Liên Bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam. Ilya V.Gaiduk. Nhà xuất bản Công an Nhân dân 1998. Chương XI: Kẻ chiến thắng duy nhất. Trích: ''Khôn khéo vận dụng giữa trung Quốc và Liên Xô, Hà Nội đã giữ được vị trí độc lập trong các mục tiêu chính trị... Các nhà lãnh đạo Mỹ không thể hiểu được tại sao Liên Xô, một nước đã viện trợ đủ thứ về kinh tế và quân sự cho Việt Nam dân chủ cộng hoà, lại không thể sử dụng sự giúp đỡ này như là một động lực thuyết phục Hà Nội từ bỏ các kế hoạch đối với miền Nam của họ để rồi đồng ý đi tới một sự thương lượng.''</ref> Ông Lưu Đoàn Huynh, cố vấn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cho rằng vì cả hai bên Liên Xô và Trung Quốc chống nhau nên không bên nào có thể ép Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đường lối của họ vì làm như vậy sẽ tạo cơ hội cho đối phương. Trên thực tế, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự điều khiển cuộc chiến, tự quyết định đường lối của mình, khi nào đánh, khi nào đàm phán.<ref name="Apokalypse"/> Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận vũ khí do các đồng minh viện trợ, nhưng sẽ tự chiến đấu bằng đường lối và nhân lực của đất nước mình. Tuy nhiên, theo ông [[Hoàng Tùng]], mỗi khi miền Bắc điều chỉnh đường lối chiến tranh tại miền Nam đều phải sang bàn với Trung Quốc vì “''Không bàn thì họ không viện trợ''”.<ref name="Benthangcuoc">[[Bên thắng cuộc]], Tập 1: Giải phóng, Phần 1: Miền Nam, Chương 4, [[Huy Đức]], ISBN 1-4840-4000-7</ref>
 
==== Chiến trường miền Nam ====