Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quỹ Tiền tệ Quốc tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á NĂM 1997
bỏ phần chép nguyên văn từ : http://www.kilobooks.com/archive/index.php/t-63420.html
Dòng 81:
Điều này gần như không thể, vì châu Âu và Mỹ nắm gần 60% phiếu bầu ở IMF. Các nước châu Âu nắm gần 1/3 phiếu bầu trong khi Mỹ nắm gần 17%, các nước châu Á nắm 20% và các nước còn lại nắm 20%.
 
'''VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á
NĂM 1997'''
 
'''3.1.Diễn biến khủng hoảng'''
 
Ngày 2/ 7/ 1997
sau khi tung ra gần 24 tỷ USD để giữ giá đồng Baht nhưng không thành công, ngân
hàng trung ương Thái Lan buộc phải tuyên bố thả nổi đồng Baht mở đầu cho cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á. Trong điều kiện liên kết kinh tế giữa các nước
ASEAN hiện nay khá chặt chẽ việc đồng Baht giảm giá lập tức tác động đến đồng
tiền các nước khác trong khu vực. Cuộc khủng hoảng lan rộng sang Malaysia,
Philippines rồi Indonesia và Singapore sau đó lan tiếp sang Hàn Quốc, Nhật Bản,
Hồng Kông và rồi cả nước Nga gây nên những khủng hoảng trầm trọng trên thị trường
tài chính nước này, các đồng tiền nước này bị mất giá chóng mặt. Các nhà đầu tư
nước ngoài từ Âu Mỹ rút khỏi thị trường châu Á nói chung và ASEAN nói riêng để
chuyển sang các khu vực khác có vẻ ổn định hơn (chu chuyển vốn vào các nước
đang phát triển ở châu Á giảm hơn 60 tỷ USD 
và chỉ còn 40 tỷ USD trong năm 1997). Cuộc khủng hoảng làm phá sản hàng
vạn các công ty khắp châu Á trong đó có các tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực
như ngân hàng, điện tử và công nghiệp. Các
nước bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc khủng hoảng hầu hết đều có mức tăng trưởng âm
và có tỷ lệ thất nghiệp cao. Đến 6/ 4/ 1998 IMF cho rằng thời điểm tồi tệ nhất
của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á đã qua.Nhưng cuộc khủng hoảng lại tiếp tục
với nhiều diễn biến khó lường trước được cuốn các quốc gia trong khu vực châu Á
vào những nỗ lực vượt bậc. Hội nghị các thứ trưởng tài chính và thống đốc ngân
hàng nhà nước nhóm G7 và 11 nước châu Á - Thái Bình Dương tại Tôkyô thảo luận về
việc ổn định đồng Yên và ngăn chặn cuộc khủng hoảng tiền tệ lần thứ 2 tại khu vực
và tìm cách khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đang thoái chưa từng có trong 23
năm.
 
Các
dấu hiệu hồi phục kinh tế bắt đầu xuất hiện từ tháng 4/ 1999, chấm dứt một thời
gian dài mà chỉ nghe thấy tin tức về sự sụt giá của các đồng tiền, tăng trưởng
âm...Tại hôi nghị cấp cao ASEAN + 3 diễn ra ở Manila (Philippines) các nhà lãnh
đạo châu Á tuyên bố cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua. Sự hồi phục diễn ra mạnh
nhất ở Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với
mức tăng GDP 9% so với mức âm 6% năm 1998. Tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc
gia ASEAN năm 1999 đạt 3% so với âm 7,5% năm 1998. Đặc biệt là lòng tin của các
nhà đầu tư vào châu Á tăng với số vốn đầu tư tăng nhanh.
 
'''3.2. Các biện pháp khắc phục của IMF'''
 
các nước bị cuộc khủng hoảng hoành hành, tình trạng sụt giá tiền tệ cũng như chứng
khoán diễn ra mang tính chất dây chuyền nghiêm trọng và khó chặn đứng.Người ta
đổ xô đi mua USD Mỹ và các ngoại tệ mạnh trong khi các nhà đầu tư hối hả chuyển
vốn ra nước ngoài. Cho đến đầu năm 1998 cuộc khủng hoảng đẩy lên cao tới cao
trào hoảng loạn, kèm theo sự sụp đổ của tiền tệ là sự rối loạn thị trường chứng
khoán. Các nền kinh tế châu Á chao đảo đặc biệt nghiêm trọng tập trung vào 3 nước
Hàn Quốc, Indonexia và Thái Lan. chính phủ của các nước này lâm vào tình trạng
thiếu hụt ngoại tệ nặng nề để ngăn chặn quá trình phá giá và giải quyết nợ nước
ngoài, trong khi đó nguồn đầu tư từ nước ngoài không những giảm mạnh mà còn có
xu hướng rút ra càng làm tình hình thêm khó khăn.Đứng trước tình hình này một số
quốc gia lâm vào khủng hoảng đã đề nghị IMF trợ giúp.
 
Với
mục đích là cung cấp cho các nước hội viên và tín dụng ngắn hạn và trung hạn
khi gặp khó khăn về tiền tệ do cán cân thanh toán thiếu hụt, IMF đã lập ra các
kế hoạch giúp những nước yêu cầu sự giúp đỡ, đồng thời còn để cứu cả các bên tư
nhân nước ngoài khỏi bị vỡ nợ nếu những nước này không được IMF  cấp tiền. Trong chương trình cứu giúp của
mình IMF đã đề ra các mục tiêu chính là : kiên quyết ngăn chặn việc trốn tránh
thi hành các nghĩa vụ với nước ngoài (hàm ý nghĩa trả nợ nước ngoài); khôi phục
lại cân bằng tài chính trong đó đảm bảo cân bằng ngân sách là quan trọng, kiềm
chế lạm phát gia tăng; tái lập và củng cố dự trữ ngoại hối; cải cách hệ thống
ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và độ tin cậy của hệ thống này; xoá bỏ độc
quyền tiến hành cải cách sâu rộng khu vực phi tài chính trong nước; khống chế sự
suy giảm sản lượng.
 
Để
thực hiện các mục tiêu này, IMF cung cấp cho các nước thành viên những khoản
vay khổng lồ để hỗ trợ chương trình cải cách này. IMF phê duyệt khoảng 26 tỷ
SDR tương đương khoảng 36 tỷ USD trợ giúp các nước yêu cầu hỗ trợ, khởi đầu việc
huy động khoảng 77 tỷ USD tài chính bổ sung từ nguồn đa phương và song phương để
hỗ trợ cho  các chương trình cải cách
này. Sự trợ giúp này giúp các quốc gia gặp khủng hoảng, tạm thời ngăn chặn việc
xuống giá tiếp tục của các đồng tiền và tái lập, củng cố dự trữ ngoại hối và
quan trọng là giúp thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, giúp các nhà đầu tư nước
ngoài nhận được món nợ từ  các bên tư
nhân lẫn nhà nước ở các nước gặp khủng hoảng.
 
Bên
cạnh việc trợ giúp tài chính, IMF giúp đỡ 3 quốc gia bị ảnh hưởng nhất -
Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan - giàn xếp các chương trình cải cách kinh tế có
khả năng phục hồi lòng tin và được IMF ủng hộ. Chương trình cải cách kinh tế
này nhằm xoá bỏ nguồn gốc của khó khăn thanh toán, ngăn chặn sự lan truyền của
khủng hoảng, khắc phục khủng hoảng và chuẩn bị nền tảng cho tăng trưởng kinh tế.
IMF cho rằng nguyên nhân cơ bản của thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế là nhu
cầu về tiền tệ quá lớn, liên quan trước hết đến việc tăng quá lớn khối lượng tiền
tệ và tăng chi phí của nhà nước. Đồng thời giữa chi phí sản xuất và giá cả hàng
hoá, dịch vụ ở những nước sản xuất chủ yếu không phù hợp với nhau. Vì vậy, để
khắc phục sự thiếu hụt cán cân thanh toán theo đề nghị của IMF, cần thực hiện
hai phương pháp: Thứ nhất giảm tổng nhu cầu về tiền nhờ chính sách tiền tệ -
tín dụng và quản lý ngân sách (tăng lãi suất chính thức, dự trữ tối thiểu, hợp
lý hoá tín dụng, hạn chế chi tiêu ngân sách về nhu cầu xã hội, về trợ cấp nhà
nước, tăng thuế...); Thứ hai là phá giá tiền tệ hoặc chuyển sang chế độ thả nổi.
 
Với
cách tiếp cận như trên, IMF buộc áp dụng phương thức tỷ giá hối đoái linh hoạt ở
những nơi chưa sử dụng phương thức này. Sửa đổi chính sách tài chính công cộng,
các chính phủ phải thực hành tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu công cộng, tăng các
nguồn thu ngân sách từ thuế nhằm  bảo vệ
sự cân bằng tài khoản vãng lai cũng như tái củng cố dự trữ ngoại hối quốc
gia.Theo IMF cả ba nền kinh tế Đông và Đông Nam Á đều phải thắt chặt chi tiêu
ngân sách bằng cách hoãn hoặc huỷ bỏ tất cả những dự án đầu tư lớn, có độ mạo
hiểm cao, đồng thời thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước bằng chương trình tư nhân
hoá do sự hoạt động kinh tế kém hiệu quả, và mối quan hệ khăng khít đến dễ tham
nhũng giữa doanh nghiệp và nhà nước. chính phủ Thái Lan phải có một ngân sách
thâm hụt từ 1 - 2% GDP so với mức thâm hụt cao trước đây, ở Indonesia, ngân
sách chuyển từ thâm hụt sang thặng dư bằng 1% GDP. Ngoài ra, tăng nguồn thu
ngân sách bằng nâng thuế hoặc giảm mức trợ giá, trợ cấp. Ở Indonesia phải bỏ trợ
giá điện và dầu, tăng thuế một số mặt hàng, tăng thuế giá trị gia tăng ở Thái
Lan và Indonesia.
 
Các
nước phải tạm thời thắt chặt chính sách tiền tệ để hạn chế áp lực đối với cán
cân thanh toán. Theo yêu cầu của IMF, các nước thực hiện thắt chặt tín dụng
trong nước, kiểm soát vấn đề nợ của khu vực tư nhân thật chặt chẽ, hạn chế vay
tín dụng bằng cách buộc các chính phủ phải nâng lãi suất vay lên mức cao. Một
trong những khía cạnh dẫn đến khủng hoảng tiền tệ là dòng vốn lớn chảy vào khu
vực Đông Nam Á do các chính phủi nước này thực hiện các chính sách nới lỏng hoặc
khuyến khích dòng vốn bên ngoài vào. Kết quả là tư nhân tự do vay vốn nước
ngoài chủ yếu là đầu tư vào bất động sản và các ngành xuất khẩu nhằm kiếm nhiều
lợi nhuận. Cơ sở của chủ trương thắt chặt tín dụng là ép cầu đầu tư cũng như cầu
tiêu dùng của xã hội xuống một mức hợp lý để dần dần sửa chữa hậu quả của nền
kinh tế bong bóng. Ở Thái Lan, chính phủ phải duy trì lãi suất cao (vào khoảng
20%). Nền kinh tế của các nước Đông và Đông Nam Á chứa đựng nhiều điểm yếu bất
hợp lý do đó IMF buộc các nước này hành động tức thì để khắc phục những điểm yếu
dễ thấy trong hệ thống tài chínhvà các lĩnh vực khác - đã cấu thành những yếu tố
chính gây nên khủng hoảng và nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong tương
lai.
 
IMF
nhận định sự yếu kém trong hệ thống tài chính và ở mức độ đáng kể trong vấn đề
quản lý đã gây ra khủng hoảng. Sự kết hợp của quá trình giám sát lĩnh vực tài
chính không đầy đủ. Sự đánh giá và quản lý rủi ro tài chính yếu kém, sự duy trì
tỷ giá hối đoái tương đối cố định đã khiến cho các ngâ hàng và công ty vay một
lượng vốn quốc tế, phần lớn trong số đó là ngắn hạn bằng ngoại tệ và không được
bảo hiểm. Theo năm tháng, nguồn vốn nước ngoài có xu hướng được sử dụng để tài
trợ cho những khoản đầu tư  không có hiệu
quả kinh tế, hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng không được xây dựng
trên nguyên tắc tôn trọng hiệu quả tối đa mà bị 
chi phối bởi các mối quan hệ thiếu lành mạnh giữa chính phủ doanh nghiệp
ngân hàng. Do đó, IMF buộc các quốc gia gặp khủng hoảng phải cải thiện hiệu quả
các định chế tài chính trung gian cũng như tính lành mạnh của hệ thống tài
chính. Ở Thái Lan, chính phủ phải cải tổ cơ cấu của khu vực tài chính tập trung
vào đình chỉ và cơ cấu lại các thiết chế không thể đứng vững được (bao gồm 58
công ty tài chính) ở Hàn Quốc chính phủ phải mở cửa thị trường tài chính cho
các ngân hàng nước ngoài, đình chỉ hoạt động cuả chín ngân hàng đầu tư mất khả
năng thanh toán.
 
Nhằm
đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai, IMF buộc các nước gặp khủng hoảng
cải cách cơ cấu nhằm xoá bỏ những đặc điểm yếu kém của nền kinh tế, gây cản trở
cho sự phát triển (như độc quyền, hàng rào mậu dịch, thông lệ không minh bạch
trong hoạt động của doanh nghiệp) các nước này phải điều chỉnh cơ cấu thông qua
giảm quan thuế, mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh doanh và giảm bớt
ưu đãi dành cho các tổ chức độc quyền, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc kế toán
phương Tây và bảo đảm độ trung thực và minh bạch trong kinh doanh. Ở Hàn Quốc
chính phủ phải cải cách thị trường lao động, mở rộng thị trường cho hàng hoá nước
ngoài và dọn đường cho nước ngoài sở hữu đa số cổ phần của các công ty Hàn Quốc.
Ở Indonesia phải tự do hoá thương mại, giải thể các cacten chính thức và không
chính thức, các độc quyền, chấm dứt trợ cấp một số mặt hàng.
== Tham khảo ==
{{tham khảo}}