Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rotave (thảo luận | đóng góp)
Rotave (thảo luận | đóng góp)
phe quốc gia quá kém !
Dòng 345:
 
Tiêu Văn gây sức ép lên tất cả các bên để buộc họ thành lập chính phủ liên hiệp. Hồ Chí Minh đồng ý để Nguyễn Hải Thần thay vì một lãnh đạo nào đó của Việt Quốc làm Phó Chủ tịch nước vì Thần từng là đồng chí của Phan Bội Châu, được các lãnh đạo Trung Hoa Dân quốc kính trọng và nhất là Thần không có khả năng tự gây dựng cơ sở quyền lực trong nước. Việc Nguyễn Hải Thần làm Phó chủ tịch nước cũng gây ra sự chia rẽ bên trong nội bộ Việt Cách có lợi cho Việt Minh. Trong khi lãnh đạo các phe phái Việt Minh, Việt Quốc, Việt Cách tranh cãi về các định nghĩa pháp lý, về việc bổ nhiệm các bộ trưởng và việc đưa ra các tuyên bố chung để đi đến thành lập Chính phủ liên hiệp thì các chủ bút, cán bộ chính trị, lực lượng vũ trang của các bên vẫn đấu tranh với nhau gay gắt. Bộ Tuyên truyền của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi đến ban biên tập các tờ báo một bức thư hư cấu chỉ trích Nguyễn Hải Thần không cử người tham gia [[đoàn quân Nam tiến]] chi viện cho miền Nam đồng thời buộc tội ông thỏa thuận với quân Pháp. Báo chí thường xuyên cáo buộc Việt Cách và Việt Quốc tống tiền dân chúng. Công an Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thường xuyên bắt giữ các thành viên Việt Cách vì tội tống tiền, đặc biệt là đối với Hoa kiều. Các thành viên Việt Minh và Việt Cách xé áp phích của nhau, đe dọa tính mạng và phá các cuộc họp của đối thủ. Việt Minh khuyến khích [[Bồ Xuân Luật]] rời bỏ Việt Cách lập ra tờ báo Đồng Minh xuất bản cho đến tháng 11 năm 1946. Mười ngày sau đó, tại Hà Nội, Bồ Xuân Luật bị phục kích nhưng may mắn thoát chết.<ref>David G. Marr, [Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946)], page 412, California: University of California Press, 2013</ref>
 
Các lãnh đạo Việt Cách không gặp khó khăn gì trong việc kiểm soát các thị xã từ biên giới Trung Quốc đến đồng bằng sông Hồng cho đến khi quân đội Trung Quốc rút về nước vào tháng 4/1946. Các viên chức nhà nước phải đối mặt với việc trung thành với Việt Cách, trung lập hay di tản khỏi thị xã. Việt Cách đôi khi phải xin phép chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để làm điều gì đó. Ngày 1/1/1946, Chính phủ Liên hiệp lâm thời được thành lập. Hai mươi thành viên Việt Cách trở thành đại biểu quốc hội bằng một sắc lệnh hành pháp. Hồ Đắc Thành và Bồ Xuân Luật ứng cử và cũng trở thành đại biểu quốc hội. Ngày 2/3/1946, quốc hội họp phiên đầu tiên nhưng Nguyễn Hải Thần vắng mặt. Hồ Chí Minh đề cử Nguyễn Hải Thần làm Phó chủ tịch nước, Nguyễn Đình Tri của Việt Cách làm bộ trưởng xã hội.<ref>David G. Marr, [Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946)], page 412-413, California: University of California Press, 2013</ref>
 
====Trấn áp Việt Quốc====