Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rotave (thảo luận | đóng góp)
Rotave (thảo luận | đóng góp)
Dòng 226:
Ngày 15/6/1946, người lính cuối cùng của quân đội [[Trung Hoa Dân Quốc]] rời khỏi Việt Nam<ref name="Currey"/>. Các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh hội mất chỗ dựa hậu thuẫn chính là quân đội [[Tưởng Giới Thạch]] và do bất đồng về việc ký [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946|Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt]] mùng 6 tháng 3 đã lần lượt rút khỏi chính phủ Liên hiệp.{{fact|date=7-2014}} Lãnh tụ đảng Việt Cách là [[Nguyễn Hải Thần]] và các thành viên Việt Quốc - Việt Cách khác trong chính phủ như [[Nguyễn Tường Tam]], [[Vũ Hồng Khanh]] và cánh thân Tưởng do Vũ Hồng Khanh lãnh đạo lưu vong sang Trung Quốc. Các đảng viên Đại Việt phần lớn vẫn ở lại Việt Nam chờ thời cơ.<ref name="vonguyengiap2" />. Nguyễn Tường Tam với tư cách Bộ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia [[Hội nghị Đà Lạt 1946|Hội nghị trù bị tại Đà Lạt]], nhưng do bất đồng đã không tham gia hầu hết các phiên họp<ref>Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Hồi Ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 274</ref>, sau đó cũng không tham gia [[Hội nghị Fontainebleau 1946|Hội nghị Fontainebleau]], cuối cùng rời bỏ chính phủ<ref name="NTB">[http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=c6j6GAnIk1u39gHBrZ4ou5OJb8b4i3nB&ssid=3300 Việt Nam, một thế kỷ qua, Nguyễn Tường Bách], Nxb Thạch Ngữ, California, 1998</ref> (tài liệu nhà nước nêu Nguyễn Tường Tam thiếu bản lĩnh chính trị, lập trường bấp bênh, biển thủ công quỹ rồi đào nhiệm sang nước ngoài<ref>[http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/bng_vietnam/nr050225105543/nr050225105648/nr050302090431/ns050302091503/view Bộ trưởng Nguyễn Tường Tam, Trang web Bộ Ngoại giao]</ref>). Việc các thành viên chủ chốt của Việt Quốc, Việt Cách như [[Nguyễn Hải Thần]], [[Nguyễn Tường Tam]], [[Vũ Hồng Khanh]] rời bỏ chính phủ, lưu vong sang Trung Quốc đã đánh dấu chấm hết cho thời kỳ hợp tác giữa Việt Minh và các đảng phái không cộng sản tại miền Bắc, trong công cuộc "kháng chiến kiến quốc" mà [[Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến]] là biểu tượng.
 
Sự có mặt của quân đội [[Tưởng Giới Thạch]] cho tới lúc đó đã đảm bảo sự tồn tại của Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh hội. Hai đảng này không có một chương trình liên kết với nhau để tranh thủ dân chúng như Việt Minh. Những người lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh hội cũng không có những phẩm chất có thể so sánh với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và những người có trách nhiệm khác của [[Việt Minh]]. Khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam ngày 15/6/1946, [[Võ Nguyên Giáp]] quyết định Việt Minh phải hoàn toàn một mình điều khiển bộ máy chính quyền. Võ Nguyên Giáp hối hả hành động ngay với mục tiêu là: Đồng minh hội được Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch ủng hộ, Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Minh tuyên truyền là mượnphản danhbội lại di sản cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930 do [[Nguyễn Thái Học]] sáng lập<ref>David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 415, California: University of California Press, 2013</ref>), nhóm quốc gia thân Nhật Đại Việt, những người Trotskyist, những người quốc gia chống Pháp, những người Công giáo mang tên "chiến sĩ Công giáo". Võ Nguyên Giáp từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái, "''phần tử phản động''" này. Ngày 19/6/1946, [[Báo Cứu Quốc]] của Tổng bộ [[Việt Minh]] đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "''bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3''". Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng sử dụng các binh lính, sỹ quan Nhật Bản tình nguyện ở lại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp (ở Hòn Gai quân Pháp cung cấp cho Việt Minh những khẩu pháo để diệt một số vị trí do quân Đại Việt chiếm giữ).<ref name="Currey">Chiến thắng bằng mọi giá, trang 196-197, Cecil B. Currey, Nxb Thế Giới, 2013</ref>
 
Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất trong chiến dịch trấn áp các đảng phái đối lập là [[vụ án phố Ôn Như Hầu]]. Sau khi từ Trung Quốc về Việt Nam, Việt Nam Quốc dân Đảng ngoài việc tìm cách lật đổ Việt Minh để cùng với các đảng phái Việt Cách, Đại Việt... chiếm chính quyền.<ref>Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên, NXB Trẻ, 2009. Trang 288-289</ref> Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng nhờ có vũ khí do [[Trung Hoa Dân Quốc]] chuyển giao còn tổ chức các đội vũ trang mang tên "Thần lôi đoàn", "Thiết huyết đoàn", "Hùm xám"... Các đội vũ trang này đã tổ chức nhiều vụ cướp có vũ trang, bắt cóc, tống tiền, tổ chức ám sát những người theo Việt Minh và cả những người trung lập như ông Ba Viên rồi tuyên truyền đổ lỗi cho Việt Minh đã không đảm bảo được an ninh trật tự ở Hà nội và một số đô thị ở Bắc Bộ.<ref name="60nam" /> Không những thế đầu tháng 6 năm 1946, Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức cho Nghiêm Xuân Chi (đảng viên Việt Quốc) ám sát một số lãnh đạo của Việt Minh như [[Võ Nguyên Giáp]], [[Trường Chinh]] và ông [[Bồ Xuân Luật]], một người cũ của Việt Cách nay đứng về phe Việt Minh.<ref name="Nguyễn Trọng Khuê 2005">Nguyễn Trọng Khuê (chủ biên). Những trang sử vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam (1945-2005). NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 14-16</ref> Trước những hoạt động gây mất trật tự an ninh tại Hà Nội và một số thành phố ở Bắc Bộ, Sở Công an Bắc Bộ đã lập chuyên án mà sau này được lấy tên công khai là [[Vụ án phố Ôn Như Hầu|Chuyên án số 7 phố Ôn Như Hầu]]<ref name="60nam">Phạm Văn Quyền (chủ biên). 60 năm Công an nhân dân Việt Nam. NXB Công an nhân dân. 2006. trang 104.</ref>