Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khu du lịch sinh thái Thung Nham”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
Thung đồi Hải Nham (gọi tắt là Thung Nham) rộng hơn 40 ha nằm ở cực tây xã Ninh Hải và [[huyện Hoa Lư]], là nơi tiếp giáp giữa [[huyện Hoa Lư]] với các huyện [[Gia Viễn]], [[Nho Quan]] và [[thị xã Tam Điệp]] đều thuộc tỉnh [[Ninh Bình]].<ref>[http://ninhbinh.tourism.vn/index.php?options=print&code=2260 Ninh Bình: Đầu tư cho mô hình du lịch sinh thái]</ref>
 
Thung Nham nằm trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư với địa hình cát-tơ đá vôi trồi lên giữa vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng của Miền Bắc Việt Nam. Vùng đá vôi nổi lên này nằm xen kẽ với hàng loạt các khe suối có nước thường xuyên và các các thung lũng ngập nước theo mùa. Độ cao tuyệt đối của vùng từ 10 đến 281 m.<ref>[http://birdlifeindochina.org/birdlife/source_book/source_book_vn/frs_dbsh_fr2.html Khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư]</ref>
 
Thảm thực vật tự nhiên ở [[Hoa Lư]] là rừng trên núi đá vôi và rừng thường xanh trên đất thấp ở các thung lũng đan xen giữa các vùng đá vôi. Theo kết quả điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (FIPI) và Chi cục Kiểm lâm [[Ninh Bình]] trong các năm 1999-2000, tổng số có 577 loài thực vật bậc cao có mặt đã được ghi nhận. Có 10 loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam đã ghi nhận trong thời gian điều tra trong đó có Tuế đá vôi.
 
Khu rừng văn hóa lịch sử [[Hoa Lư]] có hàng loạt các giá trị lịch sử, văn hoá và du lịch. Dưới triều đại [[nhà Đinh]] vào thế kỷ X, [[Hoa Lư]] đã được chọn là kinh đô của Việt Nam, khu vực này sau đó vẫn tiếp tục là kinh đô dưới thời Tiền Lê. Có rất nhiều đền chùa và hang động ở khu vực này, chúng tạo thành những tuyến du lịch nổi tiếng.
 
==Các điểm du lịch hang động==