Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 34:
Các đền thờ [[Đinh Bộ Lĩnh]] có thể thấy ở nhiều vùng miền khác nhau, tiêu biểu như ở [[Ninh Bình]] tìm thấy 20 nơi thờ,<ref>Xem cuốn Cố đô Hoa Lư NXB VHDT, Nguyễn Đăng Trò trang 124 và bổ sung một số đền đã tìm thấy tại bài [[Đinh Tiên Hoàng]]</ref> trong đó có [[đền thờ Đinh Bộ Lĩnh]] ở xã Gia Phương, đền thung Lau ở [[động Hoa Lư]], chùa Lạc Khoái [[Gia Viễn]]; đền Mỹ Hạ xã Gia Thủy, các đình thôn Me, thôn Lược xã Sơn Lai, [[Nho Quan]]; đền Đồi Thờ xã Quỳnh Lưu, đình Yên Thành, đình Yên Trạch ở [[cố đô Hoa Lư]]... [[Nam Định]] có đền vua Đinh ở xã Yên Thắng, đền Cộng Hòa, đình Cát Đằng và đình Thượng Đồng ở xã Yên Tiến, [[Ý Yên]]; ở làng việt cổ Bách Cốc, [[Vụ Bản]]; đền vua Đinh ở Giao Thủy… [[Hà Nam]] có [[đền Lăng]] ở [[Thanh Liêm]]; đền Đặng Xá ở Văn Xá, [[Kim Bảng]]; đền Ung Liêm ở [[Phủ Lý]]... Xa hơn là [[Đà Nẵng]] có đền thờ vua Đinh ở xã Hoà Khương, [[Hoà Vang]]; [[Lạng Sơn]] có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở thôn Quảng Trung xã Quảng Lạc, [[thành phố Lạng Sơn]]; [[Thanh Hóa]] có đền Vua Đinh ở làng Quan Thành, [[Triệu Sơn]], [[Đăk Lăk]] có đình Cao Phong<ref>[http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=2994 Đỉnh Cao Phong với tín ngưỡng của người Mường xa xứ (Số 89/2006)]</ref> ở Hòa Thắng, [[Buôn Ma Thuột]]...
 
Bên cạnh các đền thờ, tượng đài anh hùng [[Đinh Bộ Lĩnh]] cũng được xây dựng ở [[thành phố Hồ Chí Minh]] tại một số nơi như suối Tiên và công viên Tao Đàn. Tại trung tâm [[thành phố Ninh Bình]] cũngđã xây dựng khu [[quảng trường - tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế]].
 
Vào dịp [[lễ hội cố đô Hoa Lư]], các đền thờ Vua Đinh và các di tích thờ danh nhân thời Đinh trong khu vực đều tham gia lễ rước kiệu và chân nhang các danh nhân về đền Vua Đinh Tiên Hoàng.