Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đệ Tứ Quốc tế tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rimbo (thảo luận | đóng góp)
Rimbo (thảo luận | đóng góp)
Dòng 9:
Năm 1932, ba nhóm hợp nhất trong tổ chức Tạ Thu Thâu, nhưng đến năm 1933 tách thành nhóm Tranh đấu và nhóm Tháng Mười. Nhóm Tranh đấu hợp tác với Đảng CS Đông Dương. Ở Hà Nội, một nhóm gọi là nhóm "Tháng Mười" (phân biệt với nhóm Tranh đấu), còn gọi là Liên đoàn Cộng sản quốc tế hay Nhóm Leninist Bolșevic do [[Hồ Hữu Tường]] lãnh đạo, có các cơ sở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, ra báo Tháng Mười, từ 1931 đến 1936.
 
Năm [[1938]], những đảng viên [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] (Đệ Tam) rút khỏi nhóm La Lutte. Những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục xuất bản tờ ''La Lutte'' và thêm mục [[tiếng Việt]]. Sau khi việc hợp tác giữa Đệ Tứ và Đệ Tam sụp đổ hai bên công kích lẫn nhau. Đệ Tứ chỉ trích những quan điểm của Đệ Tam như: "thực hiện chủ nghĩa xã hội trong một nước", "chế độ độc đảng", " chính sách manh động trong cuộc nổi dậy [[Xô viết Nghệ Tĩnh]]", "sùng bái Stalin". Đệ Tam nói rằng TroskistTrotskyist không còn là một khuynh hướng chính trị mà trở thành "''một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế''". Năm 1937, Stalin tuyên bố phải loại trừ những phần tử Trotskyist. Những lãnh đạo Đệ Tam cũng cho những người Trotskyist đã chỉ điểm cho Pháp bắt người của họ. Nguyễn Văn Tạo tách ra lập tổ chức riêng năm 1939, sau khi Đệ tứ giành được thắng lợi trong bầu cử ở Nam Kỳ, còn Đệ Tam thì không. Nhóm Đệ tứ giành được 3 ghế trong cuộc bầu cử ngày 30 tháng 4, và ngày 18 tháng 5 đã gửi thư cho Trotsky, thông báo chiến thắng lớn trước liên minh tất cả các nhóm tư sản và Stalinist (Mặt trận Dân chủ Đông Dương). Sau bầu cử, Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng cộng sản đã phê phán Nguyễn Văn Tạo liên kết với [[Đảng Lập hiến Đông Dương|Đảng Lập hiến]], vì thế thất bại.
 
Năm 1939 hai nhóm Tranh đấu và Tháng Mười hợp nhất danh nghĩa trong Đảng Đệ tứ quốc tế. Năm [[1939]], tờ ''La Lutte'' bị cấm hoạt động. Tạ Thu Thâu bị xử năm năm tù, muời năm quản thúc. Tháng 10 năm [[1940]], Tạ Thu Thâu bị đày ra [[Côn Đảo]] cùng với [[Nguyễn An Ninh]], [[Phan Văn Hùm]], Trần Văn Thạch, [[Hồ Hữu Tường]]…
 
Năm [[1944]], sau khi được trả tự do những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục hoạt động. Một hội nghị tổ chức Tháng Tám năm 1944, và Tranh đấu và Liên đoàn cộng sản quốc tế (ICL) tái tổ chức ngoàitại bắcmiền Bắc bỏ qua bất đồng (nhiều đảng viên ICL đồng ý hợp nhất với Đảng cộng sản Đông Dương), thành lập Trăng câu đệ tứ đảng. Tại miền Bắc, năm 1941, [[Lương Đức Thiệp]] lập [[Nhóm Hàn Thuyên]] năm 1941, và 1945 lập [[Đảng Xã hội Thợ thuyền Việt Bắc]], ra tờ ''Chiến đấu''<ref>Ngo Van, ‎Ken Knabb, ‎Helene Fleury In the Crossfire: Adventures of a Vietnamese Revolutionary, p.178</ref>.
 
Tháng Tám 1945 nhóm Tranh đấu ủng hộ [[Mặt trận Quốc gia Thống nhất]] (một liên minh nhiều tổ chức thân Nhật, nhưng có ý giành độc lập khi Nhật đầu hàng Đồng minh, sau sáp nhập Việt Minh). Trong khi ICL chủ trương theo Việt Minh, (như [[Trương Tửu]], [[Lê Văn Siêu]]...). Dẫu sao các nhóm đệ tứ không thu hút nhiều người ủng hộ (trừ một thời gian ở Sài Gòn -Chợ Lớn), chỉ là các nhóm nhỏ, và sau Cách mạng một số tham gia các cấp chính quyền liên hiệp ở vài địa phương một thời gian ngắn...