Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Apocalypse Now”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Những điều lưu ý về nội dung: Các chiến thuật, chiến lược và cách mô tả về Cộng sản trong phim là không đúng và gây nên hiểu lầm.
Xoá bớt một đoạn mang tính chất chủ quan cá nhân của người viết trước đó.
Dòng 27:
== Những điều lưu ý về nội dung ==
Đây không phải là một phim kêu gọi bạo lực, cũng không phải để tôn vinh một kẻ cuồng tín và đã mất khả năng kiểm soát chính mình - Kurtz. Nếu cho dù xem kĩ các tuần tiết của phim thì ắt hẳn vẫn ít thị giả nào có để thấy được rằng tác giả chỉ muốn cho mọi người thấy cái thứ mờ mịt gọi là chiến tranh, cụ thể hơn là chiến tranh Việt Nam qua nhiều phương diện. Không như đa phần mọi người nghĩ đây đơn thuần là một phim về chiến tranh, về chém giết, bom súng, và mang tính chất tài liệu, đây là một cuốn phim tâm lý sâu sắc về hậu quả mà chiến tranh có thể gây ra cho con người, về thể xác, tinh thần, và lẫn tâm hồn. Đặc biệt kết thúc phim ẩn ý và mang tính trừu tượng sẽ càng mang cảm giác mơ hồ về bản chất của bộ phim đến khán giả. Bộ phim là một vòng luẩn quẩn về chiến tranh. cái thứ dường như không bao giờ có kết thúc. Kurtz chẳng qua chỉ là một nạn nhân của chiến tranh, ông ta từng là một người lính dày dạn kinh nghiệm và đáng nể trong quân đội Mĩ. Nhưng xem ra vì ông đã tiếp xúc quá lâu với cái thứ độc dược được gọi là chiến tranh này, linh hồn của Kurtz bị vấy bẩn bởi những vết máu loang lổ mà ông đã nhuộm vào chính bàn tay mình trong suốt cuộc chiến tranh khiến ông trở thành một kẻ điên loạn. Tất cả những tình tiết từ đầu phim cho đến lúc Kurtz xuất hiện chỉ để phục vụ cho việc muốn hiểu rõ một phần nào con người của ông và lý do đằng sau những việc mà một kẻ điên làm. Willard được xem là nhân vật chính trong bộ phim, tuy nhiên, hắn ta chỉ là trung gian, là cầu nối giữa khán giả đến Kurtz và tác giả của bộ phim. Nếu để ý thì sẽ thấy rằng Kurtz và Willard như mặt trời và mặt trăng. Càng đi sâu vào cốt truyện, hiện tượng nguyệt thực sẽ xảy ra, Willard dần dần sẽ trở thành Kurtz, tuy nhiên, điều đó không hẳn xảy ra. Cái chết của Kurtz có thể được xem là man rợ, nhưng việc đấy chỉ là đi theo ý nguyện của ông sau khi ông đã tìm lại được một phần tri giác của bản thân trong con người của Willard, người mà được xem như là một bản sao của ông, và có thể thấu hiểu được những việc ông làm. Kurtz nhận ra rằng cái bộ lạc điên rồ mà ông đã xây dựng là một điều vô nghĩa, ông nhận ra chiến tranh cũng là vô nghĩa. Vậy nên ông không còn muốn ở lại cái bộ lạc này nữa, tuy nhiên, ông nhận ra ông đã đi quá xa để trở về quân đội, trở về thế giới của loài người. Và kết cục là ông đã nhờ Willard tước đi mạng sống của chính mình. Đây chính là giải thoát cho ông, và cho cả Willard. Vì rốt cục, từ một kẻ bị động, bị săn đuổi, Kurtz xoay chuyển tình thế và làm cho cái sự ra đi của bản thân trở thành một sự chủ động. Willard vẫn hoàn thành nhiệm vụ, nhiệm vụ ở đây không phải do những kẻ tai to mặt lớn đề ra, mà là do hắn đi theo lời đề nghị của Kurtz. Willard được cho rằng đã giúp Kurtz, hơn là đã giết và hãm hại ông. Đây là chiếc chìa khóa để tháo rời cái vòng luân hồi của giết và bị giết.
 
'''<u>''Một số lưu ý về các tình tiết trong phim:''</u>'''
 
Những người lính cộng sản trong bộ phim này được xem là chẳng có gì là ghê gớm, chỉ nghe đến danh của đại tá Kurtz là khiếp vía, ông ta đến đâu là cộng sản im đến đó, chiến tranh ở trong phim khá đơn giản, những người lính cộng sản dễ dàng bị càng quét chỉ trong chớp nhoáng (trong khi đánh nhau, đại tá Lucas ở đầu phim chỉ lo nói về chuyện lướt sóng ở bờ sông của ngôi làng, xem CS chẳng có gì ghê gớm ở một chiến trường được đánh giá là ác liệt, một làng cộng sản, một hình ảnh rất khác so với những chiến trường như Ấp Bắc, Đồng Xoài, Bình Giã, phim đã làm nhẹ hóa tính ác liệt mà người lính cộng sản đã gây tổn thất lên quân đội Mỹ, lính cộng sản trong phim được tạo hình ngu ngơ cứ chạy lon ton ra chỗ lộ thiên cho trực thăng nó bắn giết, hàng đoàn người dân ở phía xa đầu hàng chớp nhoáng chỉ sau chưa đầy 2 phút phim...
 
Ngụy biện để đổ thừa cho cộng sản rằng cộng sản tàn ác, dã man nên phải dùng đến những biện pháp ác độc, dã man để đối trị lại, giết hàng trăm người dã man cũng là chính đáng để biện minh rằng bạo lực của người Mỹ trên quê hương Việt Nam (đối thoại giữa Kurtz và Willard ở gần cuối phim, Kurtz xem hành động của ông ta là cần thiết và tốt đẹp) (khoảng phú 130 của phim), và phim lấy bối cảnh 1968, có vẻ bào chữa cho thảm sát Mỹ Lai, và cũng bào chữa cho việc xâm chiếm Campuchia của quân đội Mỹ, phim nói cộng sản làm mất lòng dân, người dân về phía đại tá Kurtz, che chở cho ông ta, xem ông ta như thần thánh giúp chống lại cộng sản, đây là điều khá phi thực tế.
 
Những lời đối thoại của phim giống như đang bào chữa cho việc người Mỹ bị thua trận "tao thua vì tao không đủ tàn bạo như mày"...
 
Người Mỹ gọi phim này là phim phản chiến, nhưng đây là bộ phim kêu gọi bạo lực và bạo lực hơn nữa thì đúng hơn vì dù cuối cùng đại úy Willard giết chết đại tá, nhưng nó cho thấy một sự đồng cảm của nhân vật và các bối cảnh đối với kẻ giết người man rợ và phim được xây dựng để tôn vinh một kẻ giết người lột da, chặt đầu, treo lên cây chứ không phải tôn vinh cái thiện, nó khiến người xem đồng cảm với đại tá Kurtz hơn là ghét ông ta.
==Tham khảo==
{{tham khảo|2}}