Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngô Nhân Tịnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes using AWB
n →‎Dốc sức vì nhà Nguyễn: clean up, replaced: giải bày → giãi bày using AWB
Dòng 23:
Năm [[Quý Dậu]] ([[1813]]), ông cùng Tổng trấn thành Gia Định là [[Lê Văn Duyệt]] ([[1764]]-[[1832]]) đem binh hộ tống Quốc vương Nặc Ông Chân về nước Chân Lạp. Cùng năm này, sau khi đi hội đàm cùng [[Xiêm|Xiêm La]] ([[Thái Lan]]) bàn việc Chân Lạp, ông bị người cùng triều vu tội tham ô, ăn của đút lót của Chân Lạp và Xiêm La. Tổng trấn Lê Văn Duyệt tin thực đem việc ấy tâu lên, vua Gia Long cho không thực, bỏ đi, không quở trách gì, nhưng từ đó vua có ý không tin dùng nữa.
 
Cũng từ đó lòng của Ngô Nhân Tịnh sầu não không được yên và cũng không thể nào giảigiãi bày được sự trong sạch của mình. Ông thường than thở: "''Vẽ rắn thêm chân, ai khiến cho ta mang cái oan không giải tỏ được ư?''". Cuối đời, ông sống ẩn dật và mất tại Gia Định vào [[mùa đông]] năm ấy (1813).
 
Sau khi mất, ông được đặt tên thụy là '''Túc Giản''', và được an táng tại làng Chí Hòa, tổng Dương Hòa Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc [[Thành phố Hồ Chí Minh]]). Theo sách ''Từ điển văn học (bộ mới)'', thì lúc bấy giờ Trịnh Hoài Đức có tâu xin được truy tặng cho ông, nhưng vua Gia Long không cho. Năm [[Minh Mạng]] thứ nhất ([[1820]]), cấp phu coi mộ ông. Đến năm [[Tự Đức]] thứ 5 ([[1852]]), ông mới được phụ thờ vào miếu Trung hưng công thần ở [[Huế]]<ref>Quách thi Thu Hiền, tr. 1072.</ref>.