Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Kiến (Bắc Ngụy)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
 
==Tội ác ở Tham Hợp Pha==
Theo sử cũ, tại [[trận Tham Hợp Pha]], Ngụy vương Thác Bạt Khuê muốn giữ những kẻ có tài năng trong đám tù binh Hậu Yên, còn lại thì cấp y phục – lương thực mà tha đi, để người Trung Nguyên cảm ơn đức ấy. Thác Bạt Khuê bèn triệu quần thần bàn bạc, Kiến nói: “Mộ Dung Bảo thua nặng như vậy, trong nước rỗng không, đánh lấy rất dễ. Nay bắt rồi lại thả, chẳng sợ không thể bắt lại được à!? Nếu thả chúng sẽ sanh hậu hoạn, không bằng giết đi.” Thác Bạt Khuê nói: “Nếu theo lời Kiến, thì trái với cái nghĩa phạt tội phủ dân.” Chư tướng cho rằng lời Kiến là phải, ông cũng kiên trì, nên Thác Bạt Khuê đồng ý chôn sống số tù binh ấy, sau đó lại hối hận. Khi quân Ngụy vây Trung Sơn, Thác Bạt Khuê sai người trèo lên sào xa <ref>'''Sào xa''' là một trong các công cụ đánh thành có từ [[Thời Xuân Thu|thời Xuân Thu]]. Xe có giá để nâng lên hạ xuống một căn buồng nhỏ bao bọc bằng da bò, dùng để quan sát tình hình trong thành</ref>, gọi vào thành</ref>, chiêu dụ rằng: “Mộ Dung Bảo bỏ thành chạy trốn, trăm họ chúng mày vì ai mà cố thủ? Sao không biết mệnh trời mà tự tìm chết như vậy!?” Đáp rằng: “Chúng tôi nhỏ bé vô tri, nhưng lại sợ sẽ bị giết như mọi người ở Tham Hợp, chỉ muốn giữ tính mạng thêm mươi ngày một tháng mà thôi!” Thác Bạt Khuê nghe xong thì quay lại, trừng mắt nhìn Kiến, rồi nhổ vào mặt ông. <ref name="N1" /> <ref name="N2" />
 
Trận Tham Hợp Pha lấy đi một nửa binh lực Hậu Yên, khiến cho quốc lực không thể phục hồi; sau cái chết của Yên Thế Tổ Mộ Dung Thùy, Hậu Yên nhanh chóng suy vong về tay Bắc Ngụy. Đề xuất của Vương Kiến là tàn ác, nhưng phù hợp với bối cảnh lịch sử, và dễ dàng nhận được sự đồng thuận của chư tướng Bắc Ngụy cũng như Ngụy vương Thác Bạt Khuê. '''Bắc sử bình luận:''' ''chiến dịch Tham Hợp, không phải tội của ông ta ư!'' '''Ngụy thư bình luận:''' ''chiến dịch Tham Hợp, uy phạt quá đáng, che được tội của Vương Kiến ư!'' Có thể thấy, sử gia phong kiến đã đổ triệt trách nhiệm cho Vương Kiến.