Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thần Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: . → . using AWB
Dòng 29:
Tên lúc sinh là '''Chu Dực Quân''' (朱翊鈞), là con trai của [[Minh Mục Tông]] và [[Hiếu Định hoàng hậu]] họ Lý.
 
Năm [[1572]], Minh Mục Tông băng hà. Chu Dực Quân mới chưa đầy 10 tuổi được lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là '''Vạn Lịch''' (萬曆), Hoàng thái hậu Lý thị dạy bảo và phụ chính.
 
Trung thần [[Cao Củng]] thấy vậy liền than rằng:...''Tại sao lại đứa một thằng nhóc 10 tuổi lên trị vì thiên hạ ?''. Thật ra Cao Củng nói vậy vì quá lo lắng cho xã tắc triều Minh và sợ một công việc khó khăn sẽ đè nặng hết lên đầu của thái tử như Chu Dực Quân chứ không có ý gì khác. Thái giám [[Phùng Bảo]] đem chuyện này nói lại với tân hoàng đế Vạn Lịch thì nhà vua rất tức giận, cho là Cao Củng có ý chống đói mình làm vua nên định xử phạt Cao Củng. Cao Củng thấy vậy liền liệt kê ra những bậc hoàng đế trước đây đã giết nhầm người tài dẫn đến quốc gia suy yếu rồi sụp đổ. Nhưng Vạn Lịch còn quá nhỏ, không biết phân biệt phải trái nên vẫn giữ nguyên án phạt tử hình cho Cao Củng.
Đến ngày thi hành án tử hình thì Cao Củng lại giả vờ bị điên nhưng vẫn bị Vạn Lịch đuổi về quê.
 
Sau khi Cao Củng đi rồi, Vạn Lịch cũng chẳng được yên thân khi lúc trước khi chết, Mục Tông Long Khánh đế còn giao việc phò tá Vạn Lịch cho vị quan thanh liêm là [[Trương Cư Chính]]. Trương Cư Chính là vị thầy rất nghiêm khắc, Vạn Lịch hồi đó cũng khá nể sợ nên đành ăn nói lễ phép với ông ta và tạm thời kiềm chế tật xấu của của mình. Trương Cư Chính được Thái hậu trọng dụng, việc triều chánh diễn ra tốt đẹp, đây gọi là thời kỳ ''Vạn Lịch trung hưng'' (萬曆中興).
 
== Vạn Lịch trung hưng ==
Từ năm 1572 đến năm 1582 là thời kì hưng thịnh của triều Vạn Lịch. Kho lương tích trữ đủ dùng trong hơn 10 năm, quốc khố có hơn 400 vạn lượng vàng.
 
Năm [[1573]], Trương Cư Chính một mặt giảm bớt quan lại vô dụng, mặt khác bắt đầu kiểm soát chi phí hoàng thất, bởi vậy đã mang lại nhiều hiệu quả nhất định.
 
Năm [[1577]], Trương Cư Chính đề xuất tiến hành đo đạc đất đại trong cả nước, tăng cường sản xuất. Tới năm 1581, Trương Cư Chính hoàn tất việc đo đạc đất đai, tổng số đât đo đạc là 900 vạn khoảnh, nhiều hơn 800 vạn khoảnh thời Minh Hiếu Tông Hoằng Trị. Đồng thời Trương Cư Chính còn trọng dụng hiền tài như Thích Kế Quang, Lý Thành Lương và Vương Sùng Cổ và tìm nhiều chính sách để vỗ về với nhà Bắc Nguyên ở Mông Cổ. Vạn Lịch khen Trương Cư Chính biết dùng người thỏa đáng.
Dòng 67:
*[[Hiếu Đoan Hiển hoàng hậu]] Vương Hỷ Thư (孝端顯皇后 王喜姐, 1564 - 1620), người [[Chiết Giang]], cha là Vĩnh Niên bá Vương Vĩ (永年伯 王偉).
*[[Hiếu Tĩnh Hiển hoàng hậu]] Vương thị (1565 - 1611), vốn là cung nhân của Từ Thánh hoàng thái hậu, do dung mạo xinh đẹp được sủng hạnh, khiến bà có thai. Thái hậu biết chuyện, sai người đến khám và thực có thai. Năm [[1582]], sắc phong làm Cung phi (恭妃), sau đó bà sinh ra Trưởng hoàng tử Chu Thường Lạc (朱常洛). Năm [[1605]], cháu nội là Chu Do Hiệu (朱由校) sinh, Từ Thánh thái hậu nhân đó khuyên Vạn Lịch đế tôn phong Vương Cung phi làm [[Hoàng quý phi]]. Khi bà qua đời, được truy phong làm '''Ôn Túc hoàng quý phi''' (温肃皇贵妃), khi Chu Thường Lạc lên kế vị, với dâng thụy hiệu '''Hiếu Tĩnh Ôn Ý Kính Nhượng Trinh Từ Tham Thiên Dận Thánh Hiển hoàng hậu''' (孝靖温懿敬让贞慈参天胤圣顯皇后).
*[[Hiếu Ninh Hiển Hoàng Hậu ]] Trịnh thị (1565 - 1630), sủng phi của Vạn Lịch đế. Năm [[1586]] tiến phong Hoàng quý phi, bà sinh cho Vạn Lịch ba Hoàng tử và ba Công chúa, nhanh chóng đạt được ngôi vị Phi tần cao nhất Hậu cung, sau khi bà qua đời được truy tôn '''Cung Khác hoàng quý phi''' .Sau này, cháu nội Hoằng Quang đế nhà [[Nam Minh]] là [[Chu Do Tung]] truy phong bà làm '''Hiếu Ninh Ôn Mục Trang Huệ Từ Ý Hiến Thiên Dụ Thánh Hiển hoàng hậu''' (孝寧溫穆莊惠慈懿憲天裕聖顯皇后).
*Cung Thuận hoàng quý phi Lý thị (? - 1597).
*Tuyên Ý Chiêu phi Lưu thị (1557 - 1642).