Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhạc tiền chiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 91:
 
==Giai đoạn 1945-1954==
Từ năm [[1946]], nhiều nhạc sĩ lên [[chiến khu]] và viết ca khúc kháng chiến của [[Việt Minh]] chống [[Pháp]]. Nhưng nhiều người trong số họ vẫn có những sáng tác lãng mạn như [[Nguyễn Văn Tý]] với ''Dư âm'', [[Trần Hoàn]] với ''Sơn nữ ca'', [[Lê Mộng Nguyên]] với "Trăng Mờ Bên Suối", [[Tô Hải]] với ''Nụ cười sơn cước'', Phạm Duy với'' Cây đàn bỏ quên, Bên cầu biên giới, Tình kỵ nữ'', [[Việt Lang]] với ''Tình quê hương, ''Tô Vũ với ''Em đến thăm anh một chiều mưa''...
 
Trong vùng đô thị Pháp tạm chiếm, cả hai dòng nhạc yêu nước và lãng mạn tiếp tục được trình diễn trên [[radio|đài phát thanh]], trong [[vũ trường]] và các quán rượu. Năm [[1950]], tạp chí Việt Nhạc của đài phát thanh [[Hà Nội]] đã xuất bản một danh mục hơn 300 ca khúc Việt Nam họ đã phát thanh gồm cả những bài hát lãng mạn và những bài hát mới được sáng tác dành cho những người lính kháng chiến trong rừng núi. Cho tới lúc chấm dứt hoạt động vào năm [[1954]], họ đã phát thanh được hơn 2000 bài của hơn 300 tác giả.