Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dị thường từ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
Trong [[địa vật lý]], '''dị thường từ''' là sự biến động cục bộ [[từ trường Trái Đất]] do các thay đổi về hóa học hay từ tính của đá. Việc thành lập bản đồ dị thường cho một khu vực nhằm phát hiện các cấu trúc bên dưới các lớp vật liệu.
Có một sự tương đối về ''kích thước'' dị thường. Các dị thường nằm trên diện rộng là dị thường khu vực liên quan đến mảng đất đá lớn, và dị thường địa phương liên quan đến khối đá hay quặng có từ tính. Trong [[Vật lý địaĐịa cầu]], nghiên cứu dị thường khu vực, ví dụ các thay đổi từ ở dạng dải song song với các [[sống núi giữa đại dương]] dưới đáy biển là dấu hiệu quan trọng trong học thuyết [[tách giãn đáy đại dương|tách giãn đáy biển]], phần trọng tâm của [[kiến tạo mảng]]. Trong [[Địa vật lý Thăm dò]], nghiên cứu dị thường địa phương như dị thường Thạch Khê (tỉnh Hà Tĩnh) đã xác định được mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á bị phủ bởi đất cát ven biển.
 
 
Dòng 9:
* [[Máy đo từ fluxgate]] được phát triển trong Thế chiến II để phát hiện tàu ngầm. Máy đo thành phần trường dọc theo trục vật lý của đầu thu, do đó đầu thu cần phải được định hướng. Trên mặt đất, đầu thu được định hướng theo phương thẳng đứng, và gọi là đo thành phần Z (của vec-tơ trường từ). Hiện nay máy này ít được dùng.
 
* Máy đo từ tuế sai proton, còn gọi gọn là '''[[Máy đo từ proton]]''', đo giá trị toàn phần trường, có độ nhạy cỡ 0,1 - 1 nT, Các máy thế hệ mới dùng từ hóa tần cao thì đạt độ nhạy 0,001 nT. Mỗi lần đo mất cỡ 1-3 giây. Kết quả đo không phụ thuộc định hướng đầu thu, tuy nhiên để có tín hiệu tuế sai mạnh thì trục vật lý của đầu thu cần định hướng gần vuông góc với phương trường. Nó được sử dụng trong hầu hết các cuộc khảo sát mặt đất và máy bay, ngoại trừ đo trong giếng khoan và trong khảo sát đo trường độ phân giải cao.
 
* Máy đo từ kiểu bơm quang học, còn gọi gọn là '''Máy đo từ Lượng tử''', trong đó sử dụng hơi kim loại kiềm (thường dùng Rubidi hay Cesium, và do đó gọi gọn là Máy đo từ Rubidi hay Máy đo từ Cesium), có độ nhạy dưới 0,001 nT. Mỗi giây có thể đo vài chục lần. Máy được sử dụng trên các vệ tinh và trên máy bay.
 
 
Dòng 24:
* Nhiễu ngẫu nhiên, đặc biệt là khi có bão từ, độ lớn từ chục nT đến 1000 nT.
 
Các nghiên cứu [[Vật lý Địa cầu]] và Hải dương học có thể lấy số liệu biến thiên từ trường tại các Trạm Quan trắc gần vùng khảo sát nhất. Trong [[Địa vật lý Thăm dò]] phải lập trạm quan sát biến thiên (tiếng Anh: Base Station), bằng cách dùng máy đo đường bộ làm việc ở chế độ tự động đo cỡ 1 lần/phút. Đo đường bộ và đo bằng máy bay phải lập điểm Kiểm tra, để đo tại đó lúc bắt đầu và lúc kết thúc chuyến đo đạc.
 
 
Dòng 41:
 
Trong khảo sát địa chất tổng quát và trong hỗ trợ tìm dầu khí, thì dùng máy bay cánh quạt, bay theo mạng lưới thưa và giữ cố định cao bay ở tầm 100-500m. Ở một số nước như Canada, cơ quan chính phủ đã thực hiện các cuộc khảo sát có hệ thống các khu vực rộng lớn. Tại miền bắc Việt Nam, với sự trợ giúp của Liên Xô cũ, đã hoàn thành đo năm 1960. Tại miền nam Việt Nam, Hải quân Mỹ đã đảm nhận bay đo trên đất liền và thềm lục địa năm 1964.
 
Trong khảo sát chi tiết và tìm kiếm khoáng sản, thì rất đa dạng các chọn lựa, và thường đo cùng với các phương pháp địa vật lý khác, tạo thành tổ hợp. Vùng đo là vùng núi, nên việc bám giữ độ cao bay nhỏ đòi hỏi trình độ cao của phi công. Các trực thăng có thể bay thấp và bám độ cao tốt, nhưng chi phí bay cao.