Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phổ nhạc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
Trong tiếng Việt vốn giàu nhạc tính với âm thanh trầm bổng nên lẩn trong thơ là nhạc. Các loại văn vần trong [[văn chương Việt Nam]] như [[lục bát]], [[song thất lục bát]], [[hát nói]] đều đi đôi với ngâm vịnh, xướng hát.
 
Trong [[tân nhạc Việt Nam]], nghệ thuật đem ý lời thơ lồng vào nốt nhạc để hát lên là ''phổ nhạc''. Việc chuyển từ thơ thành nhạc có thể chỉ dùng ý để gợi lên những hình ảnh trong ca khúc, nhưng cũng có khi theo sát lấy câu thơ làm ca từ. Trong một bài thơ có khi bài nhạc chỉ rút một đoạn mà không đụng đến những đoạn kia, hay hoán chuyển tự sự nên việc phổ nhạc có thể chỉ là phỏng theo. Có người nhận xét thì thơ phổ nhạc là sự đồng cảm, đồng điệu giữa nhà thơ và nhạc sĩ.<ref>[http://toquoc.vn/sites/vi-vn/details/50/van-chuong-va-du-luan/123545/vui-buon-chuyen-tho-pho-nhac-.aspx "Vui buồn chuyệ thơ phổ nhạc"]</ref> Phong cách này phổ biến trong dòng [[nhạc tiền chiến]] và sau đó được nhiều nhạc sĩ [[Việt Nam]] áp dụng.
 
Khi thơ đã phổ nhạc thì không ít trường hợp tên nhạc sĩ được gắn liền với bài hát mà nổi tiếng trong khi tên tuổi người sáng tác lời thơ thì chìm vào bóng tối.<ref>[http://toquoc.vn/sites/vi-vn/details/50/van-chuong-va-du-luan/123545/vui-buon-chuyen-tho-pho-nhac-.aspx "Vui buồn chuyệ thơ phổ nhạc"]</ref>
 
Trên thế giới, từ thời [[âm nhạc phục hưng]], [[Rondeau]] cùng với ''[[ballade]]'' và ''[[virelai]]'' là ba hình thức thơ Pháp phổ nhạc vào cuối thế kỷ 13 cho đến thế kỷ 15.