Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tư tưởng Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rimbo (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 54:
#''Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi (trước năm 1911)'': thời kỳ này Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ham muốn học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại.<ref name="tthcm3"/>
#''Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920)'': thời kỳ này Hồ Chí Minh tìm hiểu cuộc sống của những người lao động; đã khảo sát, tìm hiểu cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm hiểu [[Cách mạng Tháng Mười Nga]], học tập và đã tìm đến với [[chủ nghĩa Lênin]], tham dự Đại hội Tua, đứng về phía Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập [[Đảng Cộng sản Pháp]]. Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến vượt bậc về tư tưởng; từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ [[chủ nghĩa Mác-Lênin]], từ một chiến sĩ chống [[thực dân]] phát triển thành một chiến sĩ cộng sản Việt Nam. Đây là một bước chuyển biến cơ bản về tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".<ref name="tthcm3"/><ref name="hcmtoantap">Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.9, tr. 314.</ref>
#''Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921 - 1930)'': thời kỳ này Hồ Chí Minh đã có hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi, phong phú ở [[Pháp]] (1921-1923), ở [[Liên Xô]] (1923-1924), ở [[Trung Quốc]] (1924-1927), ở [[Thái Lan]] (1928-1929)... Trong thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành cơ bản. Hồ Chí Minh đã kết hợp nghiên cứu xây dựng lý luận, kết hợp với tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân tộc và vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng tổ chức cách mạng, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tác phẩm và bài viết của Hồ Chí Minh thời kỳ này đã thể hiện những quan điểm quanlớn trọngvà độc đáo, sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam, có thể kể tên các tác phẩm như: ''Bản án chế độ thực dân Pháp'' (1925), ''Đường Kách mệnh'' (1927) và những bài viết khác.<ref name="tthcm3"/>
#''Thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản (1930-1945)'': trên cơ sở tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản, trong mấy năm đầu của những năm 1930, Hồ Chí Minh đã kiên trì giữ vững quan điểm cách mạng của mình, vượt qua khuynh hướng "tả" đang chi phối Quốc tế Cộng sản, chi phối Ban Chấp hành Trung ương [[Đảng Cộng sản Việt Nam]], phát triển thành chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập, tự do, dẫn đến thắng lợi của cuộc [[Cách mạng Tháng Tám]] năm 1945, nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] đã ra đời.<ref name="tthcm3"/>
#''Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc (1945-1969)'': đây là thời kỳ Hồ Chí Minh cùng Trung ương [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] lãnh đạo nhân dân [[Việt Nam]] vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân [[Pháp]], vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1945 - 1954) mà đỉnh cao là chiến thắng [[Điện Biên Phủ]]; tiến hành cuộc kháng chiến chống [[Hoa Kỳ|Mỹ]], cứu nước và xây dựng [[chủ nghĩa xã hội]] ở miền Bắc. Thời kỳ này nổi bật là các nội dung như: Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc; tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau, đó là cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nhằm một mục tiêu chung trước mắt là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền v.v..<ref name="tthcm3"/>