Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia cầm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: có có → có using AWB
Dòng 19:
===Ngỗng===
[[Ngỗng nhà]] là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Nuôi ngỗng có nhiều thuận lợi với đặc thù của ngỗng là có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh. Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò, ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4–7 kg. Có nhiều giống ngỗng như ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao.
 
Ngoài việc nuôi lấy thịt thì lông ngỗng vẫn là một trong những nguồn nguyên liệu chính được con người khai thác để phục vụ cho nghành công nghiệp may - mặc. Vì trọng lượng của ngỗng thường lớn hơn các loại gia cầm khác nên lông vũ của chúng cũng to bản hơn. Về giá thành thì lông ngỗng có giá trị kinh tế lớn hơn lông gà, lông vịt... Lông ngỗng sau khi được thu mua sẽ được vệ sinh sạch sẽ và đưa vào chế biến làm nguyên liệu. Đầu tiên, lông ngỗng thô sẽ được rửa và sấy khô trong những thiết bị chuyên dụng để làm sạch, khử mùi và diệt khuẩn. Các loại lông vũ khi được làm vệ sinh khử trùng phải được tẩy rửa trong tối thiểu 1 tiếng, rồi sau đó sấy khô trong vòng 3 phút ở nhiệt độ từ 100 – 120 độ C. Sau đó, người ta bắt đầu tiến hành phân loại lông dựa trên chất lượng, kích cỡ của chúng bằng những máy chuyên dụng<ref>{{chú thích web|author1=Khánh Hoàng|title=Tìm hiểu về lông vũ|url=http://canifa.com/long-vu-la-gi|accessdate=2014-12-01}}</ref>.
 
===Bồ câu nhà===