Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Giai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Cần dẫn chứng nhiều
Dòng 1:
{{dablink|Nguyễn Văn Giai còn là tên của '''[[Ba Giai]]'''.}}
'''Nguyễn Văn Giai''' (chữ Hán: 阮文階, [[15541555]] - [[1628]]) là một [[Tam nguyên]] [[Hoàng giáp]], từng giữ chức [[Tể tướng]], tước [[Thái bảo]], Quận công, công thần "khai quốc" thời Lê trung hưng, nổi tiếng chính trực và biết giữ nghiêm pháp luật triều đình, có công bình định nhà Mạc, đồng thời cũng là một nhà thơ thời [[Nhà Hậu Lê|Lê]]-[[Chúa Trịnh|Trịnh]].
 
== Tiểu sử ==
Ông sinh vào đêm 22 tháng Chạp năm Giáp dầnDần, tức ngày 14 tháng Giêng1 năm [[1555]], là người thôn Phù Lưu trườngTrường, huyện [[Thiên Lộc]], [[phủ Đức Quang]], [[trấn Nghệ An]], (nay là xã Ích Hậu, huyện [[Lộc Hà]], tỉnh [[Hà Tĩnh]]). Xuất thân trong một gia đình có tổ tiên từng nhiều đời đỗ đạt nhưng đến đời người bố Nguyễn Văn Củng, thì chỉ còn là một khóa sinh nghèo. Vốn có sức khỏe bẩm sinh, Nguyễn Văn Giai vừa làm đủ các nghề khó nhọc vừa theo học.
 
==Sự nghiệp==
Khi đã có vốn chữ nghĩa, cần học lên, ông tìm đường ra [[xứ Bắc]], làm thuê để tiếp tục học ở Thăng Long. Ông học rất thông minh, nổi tiếng về thơ [[chữ Nôm|Nôm]] và về tài ứng đối.
 
Năm 1571, nhân khoa thi của [[nhà Mạc]] mở ở [[trấn Sơn Nam]], Nguyễn Văn Giai dự thi và đỗ Giải nguyên. Nhưng trong thâm tâm, ông không thích [[nhà Mạc]] nên không nhận quan chức của Mạc mà bỏ về quê quán{{fact}}.
 
Năm 1579, nhà [[Lê trung hưng]] mở khoa thi ở [[Thanh Hóa]], ông lại ra thi và lại đỗ Giải nguyên.
 
NămTháng 15818 năm 1580, nhà Hậu Lê mở khoa thi Hội đầu tiên ở sách [[Vạn Lại]], ông đi thi tiếp, đỗ Hội nguyên<ref name=DVSK22>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt22.html Đại Việt Sử ký toàn thư: Kỷ nhà Lê - Thế Tông Nghị hoàng đế]</ref><ref>[http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1182&Catid=564 Văn miếu Hà Nội: Văn bia số 18]</ref>(đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân), rồi vào thi Đình đỗ luôn Đình nguyên [[Hoàng giáp]]{{fact}}. Ông là vị [[Tam nguyên]] đầu tiên của thời [[Lê trung hưng]]. Ngay trong năm này, Nguyễn Văn Giai được nhà Lê bổ chức Hàn lâm hiệu lý nhưng chỉ một thời gian sau bị cách chức{{fact}}, bèn trở về nhà dạy học.
 
Khi [[Trịnh Tùng]] cầm quyền, giao chiến với quân Mạc nhiều phen bị thất bại. Được người tiến cử, Trịnh Tùng cho triệu Nguyễn Văn Giai ra nơi màn trướng, phong chức Lễ khoa phụng sai tiết chế, một tay trù hoạch kế sách đánh Mạc{{fact}}. Từ đấy, với tài thao lược của ông, quân Lê chuyển bại thành thắng. Nguyễn Văn Giai cùng Trịnh Tùng mang 5 đạo quân {{fact}} tiến dần ra Bắc, đánh chiếm Thăng Long, san phẳng thành trì của Mạc rồi lại rút quân về cố thủ ở Thanh Nghệ.
 
Năm 1592, dưới quyền chỉ huy của Trịnh Tùng và Nguyễn Văn Giai{{fact}}, quân nhà Lê lại hành tiến ra Bắc lần thứ hai, đánh bại quân Mạc ở Ý Yên (Nam Định). Thủy quân Mạc bị đánh tan ở Bình Lục, Thanh Oai, [[Hát Giang]]. Vua Mạc bỏ chạy về [[Hải Dương]] thì bị bắt, đem vào [[Tây Đô]] xử chém. Nhiều bề tôi Mạc ra hàng. Nhà Lê thu phục lại Thăng Long, làm lễ khao binh thưởng tướng. Năm sau, Nguyễn Văn Giai được thăng chức Đề hình Giám sát Ngự sử.
 
Trong hai năm 1596 - 1597, Nguyễn Văn Giai (khi đó là Ngự sử đài đô ngự sử<ref name=DVSK22 />) được cử cùng với Thượng thư Đỗ Uông và Công bộ Tả thị lang [[Phùng Khắc Khoan]] sang sứ nhà Minh, nhằm thương nghị, mềm mỏng chối từ việc nhà Minh mượn cớ con cháu nhà Mạc sang cầu cứu để thừa cơ xâm lấn. Cuộc thương thảo thành công, ông có công rất nhiều nên được phong tước Bá, giữ chức Hộ bộ Hữu thị lang. Trong năm này, ông được giao soạn thảo văn từ thông cống với phương Bắc và thông thương với các nước láng giềng.
 
Năm 1599, vua [[Lê Thế Tông]] mất, [[Lê Kính Tông]] lên nối ngôi, chịu sức ép của Trung Quốc, phải nhường đất Cao Bằng cho con cháu nhà Mạc. Mạc Kính Cung tự xưng là vua Mạc thừa cơ cấu kết với một số loạn thần, đem quân kéo về vây Thăng Long. Lê Kính Tông phải chạy về [[Thanh Hóa]]. Nguyễn Văn Giai lại cưỡi voi cùng Trịnh Tùng đốc chiến{{fact}}, đuổi được quân Mạc rút về [[Cao Bằng]], hộ giá nhà vua trở lại [[Thăng Long]]. Ông được phong Lại bộ hữu thị lang.
 
Năm 1600, [[Mạc Kính Cung]] lại cất quân đánh phá [[Thăng Long]]. Đang ở nhà cư tang cha, Nguyễn Văn Giai được lệnh ra Bắc cầm quân đánh Mạc. Đại thắng, ông được phong Ngự sử đài Đô ngự sử.
Dòng 26:
Năm 1604, Nguyễn Văn Giai được phong Thượng thư Bộ Hộ và hai năm sau được gia phong Tham tụng, Thượng thư Bộ Lại, tước Hầu. Đến năm 1612, được đặc phong Quận công.
 
Năm 1617, ông được thăng lên Thiếu phó<ref name=DVSK23>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt23.html Đại Việt Sử ký toàn thư: Kỷ nhà Lê - Kính Tông Huệ hoàng đế]</ref> và chỉ một năm sau được giao quyền [[Tể tướng]] cai quản cả lục bộ{{fact}}.
 
Năm 1619, [[Mạc Kính Khoan]] làm phản, ông cất quân dẹp loạn, giúp dân yên ổn làm ăn. Nhờ đó ông được phong chức Thiếu úy{{fact}}. Năm 1625, ông tiếp tục thân chinh đánh tan quân Mạc Kính Khoan áp đảo kinh đô, đưa [[Trịnh Tráng]] về lại [[Thăng Long]]{{fact}}. Năm này ông được phong Dực vận tán trị công thần tri nội điện, quyền Phủ sự Tham tụng triều đường{{fact}}. Rồi chỉ ít lâu sau được phong tiếp tước Thái bảo.
 
Sau khi dẹp yên loạn lạc, tận mắt chứng kiến [[Trịnh Tráng]] lộng hành, Nguyễn Văn Giai xin cáo lão, nhưng chẳng bao lâu lại được vua Lê vời ra tham chính. Ông mất khi đang tại chức ngày 13 tháng Giênggiêng năm Mậu thìnThìn, tức 27 tháng Hai2 năm [[1628]]<ref name=DVSK23 />, thọ 74 tuổi.
 
== Đóng góp ==
Dòng 39:
Nguyễn Văn Giai nổi tiếng là người thanh liêm, tự ông nêu gương cho các quan noi theo, ngay cả chúa Trịnh cũng kiềng nể. Gia phả còn chi lại lời ông răn bảo triều thần: ''Ta giữ việc triều chính cốt cho liêm chính, không nhận hối lộ của bất kỳ ai. Người có tài đức thì phải biết trọng dụng; ai có lỗi lầm phải biết lựa lời can ngăn; ai oan uổng phải biết cứu xét phân minh cẩn trọng và bênh vực; kẻ nghèo khó phải ra tay giúp đỡ. Không nên làm những điều bất chính để tích trữ vàng ngọc làm giàu; phải biết tu nhân tích đức cho đời sau con cháu vậy''. Nhưng ông cũng là người mang tư tưởng chính thống cứng nhắc, đem tài sức mình dựng lại một thế lực thực tế đã mất vai trò lịch sử.
 
Ông còn là một [[nhà thơ]] [[Nôm]] nổi danh, có cái cười trào tiếu và triết lý thâm thúy về mọi sự ở đời, tuy số lượng thơ để lại không nhiều.
 
Gần đây tôi thấy các liên kết ngoài không còn tồn tại nên xin bổ sung bài thơ nôm của ông
 
:Ba vua, bốn chúa, bảy thằng con,
:Trên chửa lung lay, dưới chửa mòn.
:Công nghiệp chưa thành sanh cũng uổng
:Quan tài sẵn đó chết thì chôn.
:Giang hồ, lang miếu, trời đôi ngả,
:Bị gậy, cân đai, đất một hòn.
:Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa,
:Sợ ông Bành Tổ tống đồng môn
 
==Hình ảnh công cộng==
* Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có một con đường mang tên [[đường Nguyễn Văn Giai]] nối đường [[Đinh Tiên Hoàng]] với đường [[Mai Thị Lựu]].
 
==Ghi chú==
{{reflist}}
 
== Liên kết ngoài ==
* [[Nguyễn Huệ Chi]]: [http://www.thoidai.org/ThoiDai4/200504_NHCHi.htm Tể tướng và nhà thơ Nguyễn Văn Giai - Thử phân tích một hiện tượng tích hợp giữa folklore và văn học viết]
* [http://www.bienphong.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=5277 Ông Tham tụng họ Nguyễn]
* [http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/tacgia/nguyenvangiai.htm Tể tướng và nhà thơ Nguyễn Văn Giai ]
 
* [http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/tacgia/nguyenvangiai.htm Tể tướng và nhà thơ Nguyễn Văn Giai ]
 
[[Thể loại:Nhà thơ Việt Nam]]