Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lã Quang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
{{Thông tin nhân vật hoàng gia
| tên = Lương Ý Vũ Đế
Hàng 91 ⟶ 90:
Tại thời điểm đó, pháp sư [[Quách Nôn]] (郭黁), người mà Lã Quang cùng dân chúng Hậu Lương hết mực tin tưởng, đã tiên đoán rằng thời điểm Hậu Lương bị tiêu diệt không còn xa, và do đó ông ta đã tự mình tiến hành một cuổi nổi loạn ngay ở bên trong kinh thành Cô Tang, bắt được tám cháu trai nội của Lã Quang và giết chết họ một cách tàn nhẫn. Quách Nôn ngay sau đó đã ủng hộ tướng [[Dương Quỹ]] (楊軌) làm lãnh đạo của cuộc nổi loạn. Lã Toản đã buộc phải từ bỏ cuộc tấn công Bắc Lương và trở về Cô Tang. Tuy nhiên, đến cuối cùng thì Dương Quỹ và Quách Nôn đã bị quân Hậu Lương đánh bại và buộc phải chạy trốn rồi sau đó đến chỗ Nam Lương và Tây Tần đầu hàng, tương ứng. Tuy nhiên, từ thời điểm này trở đi, Hậu Lương nay đã bị suy giảm cả về kích thước lãnh thổ lẫn sức mạnh, và trở thành đối tượng cho các cuộc tấn công của Nam lương, Bắc Lương và Tây Tần, khiến nước này không còn có thể giữ vững ngay cả các lãnh thổ của mình. Năm 398, các phần phía tây của Hậu Lương (bao gồm cả những nơi nắm giữ tại Tây Vực) đều đã về tay Bắc Lương. Năm 399, Lã Thiệu và Lã Toản mở một chiến dịch khác để đánh Bắc Lương, song do quân Nam Lương đến cứu việc cho Bắc Lương nên họ buộc phải rút lui.
 
Khoảng tết năm [[400]], Lã Quang lâm bệnh nặng, và ông đã lệnh cho Lã Thiệu lên ngôi với danh hiệu Thiên vương; bản thân ông xưng là Thái thượng hoãng([[:zh:太上天王|Thái thượng hoàngThiên Vương]]). Nhận thấy Lã Thiệu thiếu tài năng và khả năng, ông đã nói chuyện với Lưu Thiệu và 2 người anh của Thiệu là Thái Nguyên công Lã Toản và Thương Sơn công Lã Hoằng (呂弘). Ông bảo Lã Thiệu hãy tin tưởng các anh còn Lã Toản và Lã Hoằng hãy phụng sự Lã Thiệu một cách trung thành. Lã Quang qua đời ngay sau đó, thọ 64 tuổi.
 
Tuy nhiên, ngay sau khi ông mất, Lã Toản và Lã Hoằng đã quay lưng lại với Lưu Thiệu và họ bắt đầu tiến hành chính biến, Lã Thiệu tự sát và Lã Toản lên ngôi. Hậu Lương bắt đầu một loạt các rối loạn và bất ổn nội bộ, kết hợp với các cuộc tấn công của các nước lân bang, cuối cùng thì Hậu Lương đã phải đầu hàng [[Hậu Tần]] vào năm 403.