Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thomas Mann”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 26:
Năm 1905, Thomas Mann cưới vợ, sinh 6 người con (trong đó có ba người sau này cũng trở thành nhà văn). Cuộc hôn nhân không phải là cách giải quyết cho ông về vấn đề [[đồng tính luyến ái]]. Đó cũng là một đề tài mà Mann say mê thể hiện trong sáng tác của mình, tiêu biểu là ''Der Tod in Venedig'' (Cái chết ở Venezia, 1913) - một trong những truyện dài xuất sắc nhất của văn chương thế giới.
 
[[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]] đã đẩy nhà văn vào một cuộc khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Ông viết tập kí 600 trang ''Betrachtungen eines Unpolitischen'' (Những suy ngẫm ngoài chính trị, 1918) trong thời gian này. Sau chiến tranh ông trở lại với văn học nghệ thuật, hoàn thành một trong những đỉnh cao sáng tác của mình là ''Der Zauberberg'' (Ngọn núi phù thủy). Năm 1929 ông được nhận giải Nobel, chủ yếu vì bộ tiểu thuyết vĩ đại ''Buddenbrooks - Verfall einer Familie.''

Từ những năm 1930, Thomas Mann tích cực tham gia các hoạt động chính trị, chống chủ nghĩa phát xít; dưới thời [[Đức Quốc Xã|Đức quốc xã]] sách của ông bị cấm và bị đốt ở Đức, ông bị tước quốc tịch Đức (1936), phải sống lưu vong. Năm 1938 ông sang Mỹ và trở thành công dân [[Hoa Kỳ|Mỹ]] (1944). Sau chiến tranh ông về thăm cả Đông và Tây Đức, được đón tiếp long trọng nhưng ông không ở lại Đức mà sang định cư ở [[Zürich]] ([[Thụy Sĩ]]) cho đến khi mất.
 
Những sách vở của ông không bị đụng tới trong chiến dịch đốt sách báo ở Đức vào ngày 10 tháng 5 1933, mặc dù sách của anh ông Heinrich và con ông Klaus đã bị tiêu hủy.<ref>Cho tới 1936 sách của Thomas Mann vẫn được xuất bản ở Đức.</ref>. Tuy nhiên ông đã quyết định bỏ nước ra đi. Ban đầu ông tới [[Sanary-sur-Mer]]ở Pháp, và bị bệnh trầm cảm. Sau đó ông dọn tới Thụy Sĩ ở gần thành phố Zürich. Tuy nhiên ông không còn đi lại được dễ dàng vì sổ hộ chiếu của ông hết hạn, và từ tháng 8 1933, các nhân vật trí thức Đức đi tị nạn không còn được công nhận quốc tịch Đức nữa. Năm 1938 ông sang Mỹ và trở thành công dân [[Hoa Kỳ|Mỹ]] (1944). Sau chiến tranh ông về thăm cả Đông và Tây Đức, được đón tiếp long trọng nhưng ông không ở lại Đức mà sang định cư ở [[Zürich]] ([[Thụy Sĩ]]) cho đến khi mất.
 
Những năm cuối đời, Thomas Mann tiếp tục sáng tác những tác phẩm lớn dựa vào đề tài lịch sử. Sau khi qua đời, sáng tác của Thomas Mann tiếp tục nhận được sự đánh giá rất cao, đặc biệt là của nhà thơ [[Rainer Maria Rilke]].
 
Ngoài giải Nobel, ông được cả Đông và Tây Đức trao tặng [[giải thưởng Goethe]] năm 1949 và bằng danh dự của [[Đại học Oxford]] và [[Đại học Cambridge]].
 
== Tác phẩm ==