Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nattō”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
cùi
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.167.121.179 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của ThitxongkhoiAWB
Dòng 3:
'''Nattō''' là một món ăn truyền thống của [[Nhật Bản]] làm từ hạt [[đậu tương]] lên men. Nó có màu nâu, mùi khó ngửi, vị bùi và ngăm, có nhiều chất dịch rất nhớt và dính. Natto được các nhà khoa học kết luận là có rất nhiều chất [[dinh dưỡng]]. Cùng với nước tương [[miso]], nattō là một trong những nguồn chất đạm quan trọng ở Nhật Bản thời phong kiến khi mà người ta không ăn [[thịt]] các loài [[thú]] và [[chim]].
 
Nattō có thể bắt nguồn từ vùng chân [[himalaya|dãy núi Himalaya]] tại [[Vân Nam]] lan tỏa ra bên ngoài. Nattō được truyền đến Nhật Bản lúc nào, hiện chưa thể xác minh. Hiện nay, nó được nhiều [[người Nhật]] ưa thích, nhất là vùng Kantō và vùng Tohoku. Nattō được ăn như thức ăn kèm với [[cơm]], hoặc nấu thành soup, hoặc làm nhân [[sushi]] cuộn, thậm chí làm cả [[spaghetti|spagetti]] và [[soba]]. Còn có loại nattō sấy khô đóng bao để ăn như một món [[thức ăn nhẹ|snack]]. cùi
 
Người ta chọn các hạt đậu tương nhỏ, ngâm nước trong vòng một ngày cho mềm ra, đem luộc thật chín, rồi làm cho lên men. Cách làm cổ truyền là gói đậu tương đã xử lý như trên vào các túm [[rơm]] để lợi dụng [[vi khuẩn]] ''B. subtilis natto'' trong đó làm lên men đậu tương. Ngày nay, người ta sử dụng một thứ men gọi là ''kosōkin'' để bắt đầu quá trình lên men khoảng 24 giờ trong môi trường nhiệt độ chừng 40 °C. Quá trình lên men này sẽ phân tách các [[protein]] trong hạt đậu tương thành [[axit amin|axít amin]] chuỗi ngắn, một chất bổ dễ hấp thụ.