Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Câu chuyện đồ chơi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Superjuni (thảo luận | đóng góp)
n thay liên kết
Superjuni (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 23:
'''''Câu chuyện đồ chơi''''' (''tên tiếng Anh:'' '''''Toy Story''''') là bộ phim hoạt hình máy tính của Mỹ ra mắt vào năm 1995 do xưởng phim hoạt hình [[Pixar]] sản xuất và [[Walt Disney Pictures]] phát hành. Đây là bộ phim hoạt hình dài đầu tiên của Pixar và là bộ phim hoạt hình dài được sản xuất bằng máy tính đầu tiên trong lịch sử điện ảnh.<ref>{{chú thích tạp chí |last=Lyons |first=Mike |date=November 1998 |title=Toon Story: John Lasseter's Animated Life |url=http://www.awn.com/mag/issue3.8/3.8pages/3.8lyonslasseter.html |journal=ANIMATION WORLD MAGAZINE |issue=3.8 |accessdate=December 5, 2014 }}</ref> Được đạo diễn bởi [[John Lasseter]], Câu chuyện đồ chơi xoay quanh một nhóm các đồ chơi có cảm xúc và hành động giống con người nhưng giả vờ là vật vô tri mỗi khi có người ở xung quanh, với hai nhân vật chính là cao bồi Woody và cảnh sát vũ trụ Buzz Lightyear. Kịch bản của phim được viết bởi [[Andrew Stanton]], [[Joss Whedon]], Joel Cohen và Alec Sokolow. Phần nhạc phim được sáng tác bởi [[Randy Newman]].
 
Trước khi thực hiện Câu chuyện đồ chơi, Pixar sản xuất một phim hoạt hình ngắn bằng máy tính có tên là [[Tin Toy]] (1988) với câu chuyện được kể dưới góc nhìn của một món đồ chơi. Tin toyToy thu hút được sự chú ý của Disney và hãng đã đề nghị với Pixar để sản xuất một bộ phim dài bằng máy tính lấy cảm hứng từ phim ngắn này. Lasseter, Stanton, và [[Pete Docter]] viết những phần xử lý cốt truyện đầu tiên nhưng bị bác bỏ bởi Disney do hãng này muốn một câu truyện sắc sảo hơn. Việc sản xuất sau đó bị tạm ngưng, kịch bản được viết lại, phản ánh tốt hơn giai điệu và chủ đề mà Pixar mong muốn, đó là: "những đồ chơi với mong muốn sâu sắc rằng trẻ em sẽ chơi với chúng, và chính mong muốn đó đã điều khiển niềm hy vọng, nỗi sợ hãi và hành động của chúng."<ref name="PixarTouch05">Price, p. 121</ref> Xưởng phim, khi đó chỉ có 110 nhân viên, đã sản xuất bộ phim với một số khó khăn về tài chính.<ref name=ew7>{{chú thích web|url=http://www.ew.com/ew/article/0,,299897_7,00.html |title='Toy Story': The Inside Buzz |publisher=EW.com |date=December 8, 1995 |accessdate=July 8, 2011}}</ref><ref name="Isaacson208">{{chú thích sách|last=Isaacson|first=Walter|title=[[Steve Jobs (book)|Steve Jobs]]|publisher=[[Simon & Schuster]]|location=New York|year=2011|page=208|isbn=1-4516-4853-7}}</ref>
 
Được phát hành vào 22 tháng 11 năm 1995, Câu chuyện đồ chơi đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu ở Bắc Mỹ trong tuần đầu ra mắt.<ref name="BOXMOJO" /> Bộ phim thu về hơn 361 triệu đô la trên toàn cầu,<ref name="BOXMOJO" /> nhận được rất nhiều sự khen ngợi về những đột phá trong kỹ thuật hoạt hình và kịch bản thông minh, tinh tế.<ref name="metacritic">{{chú thích web|url=http://www.metacritic.com/movie/toy-story|title=Toy Story Reviews|work=[[Metacritic]]|accessdate=March 11, 2009}}</ref><ref name="RotTom">{{chú thích web|url=http://www.rottentomatoes.com/m/toy_story/|title=Toy Story (1995)|work=[[Rotten Tomatoes]]|accessdate=March 11, 2009}}</ref> Câu chuyện đồ chơi được rất nhiều nhà phê bình đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất trong lịch sử hoạt hình.<ref name="best-animation" /> Bộ phim nhận được 3 đề cử [[Oscar]] và giành được một giải Oscar cho thành tựu đặc biệt. Câu chuyện đồ chơi được lựa chọn để lưu trữ và bảo tồn tại [[Viện lưu trữ phim quốc gia (Hoa Kỳ)|National Film Registry]] vì có "ý nghĩa quan trọng về văn hoá, lịch sử và thẩm mĩ " vào năm 2005, năm đầu tiên mà bộ phim đủ điều kiện.
Dòng 39:
 
Vào ngày giáng sinh, tại ngôi nhà mới, Woody và Buzz mở một nhiệm vụ do thám mới để chuẩn bị cho những món đồ chơi mới. Khi Woody đùa rằng món quà nào có thể tồi tệ hơn Buzz, cả hai cùng cười một cách lo lắng khi khám phá ra món quà mới của Andy là một chú chó con.
== LồngDiễn viên lồng tiếng ==
;Các diễn viên chính
* [[Tom Hanks]] vai Cảnh sát trưởng Woody, đồ chơi cao bồi
Dòng 66:
* [[Joe Ranft]] as Lenny
* [[Andrew Stanton]] vai giọng nói trong quảng cáo Buzz Lightyear
 
==Quá trình sản xuất==
===Phát triển===
[[Tập tin:Pixar animation studios1.png|thumb|right|Cổng vào của trụ sở Pixar tại [[Emeryville, California]]]]
[[Tập tin:Armagetron Advanced.png|thumb|right|Light Cycle trong phim Tron (1982)]]
 
Đạo diễn John Lasseter lần đầu tiên tiếp cận với hoạt hình máy tính là trong quá trình làm việc với vai trò họa sỹ hoạt hình tại Disney, khi hai người bạn cho ông xem phân cảnh Light Cycle trong bộ phim Tron (1982). Trải nghiệm này giúp Lasseter nhận ra những lợi ích mà phương pháp sản xuất hoạt hình sử dụng máy tính có thể mang lại.<ref name="PaikInfinity38">{{chú thích sách|last=Paik|first=Karen|title=To Infinity and Beyond!: The Story of Pixar Animation Studios|url=http://books.google.com/?id=uDAGknVpUwgC&pg=PA104&dq=buzz+lightyear+to+infinity+and+beyond#PPA38,M1|accessdate=March 13, 2009|publisher=[[Chronicle Books]]|location=San Francisco|year=2007|page=38|isbn=0-8118-5012-9}}</ref> Lasseter cố gắng đề xuất ý tưởng về một bộ phim hoạt hình làm hoàn toàn bằng máy tính cho Disney, nhưng ý tưởng này bị bác bỏ và Lasseter bị sa thải. Ông chuyển đến làm việc tại [[Lucasfilm]] và sau này trở thành một trong những thành viên sáng lập nên [[Pixar]] sau khi nhận được sự đầu tư của [[Steve Jobs]].<ref name="PaikInfinity41">{{chú thích sách|last=Paik|first=Karen|title=To Infinity and Beyond!: The Story of Pixar Animation Studios|publisher=[[Chronicle Books]]|location=San Francisco|year=2007|page=41|isbn=0-8118-5012-9}}</ref>
 
Tại Pixar, Lasseter tạo những đoạn phim hoạt hình ngắn bằng máy tính để trình diễn những khả năng của loại máy tính do Pixar sản xuất. Tin Toy - bộ phim hoạt hình ngắn kể câu chuyện từ góc nhìn của một đồ chơi, lấy cảm hứng từ sự yêu thích của Lasseter với các loại đồ chơi cổ điển - giành được giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất vào năm 1988 và trở thành bộ phim sản xuất bằng máy tính đầu tiên đoạt giải.<ref name="Isaacson181"/> Tin Toy thu hút sự chú ý của Disney và những người lãnh đạo mới tại Disney - giám đốc điều hành Michael Eisner và chủ tịch bộ phận sản xuất phim Jeffrey Katzenberg - bắt đầu đề nghị Lasseter quay trở lại làm việc.<ref name="Isaacson181"/> Nhưng Lasseter, cảm thấy biết ơn với niềm tin mà Jobs giành cho mình, đã ở lại với Pixar. Ông nói với đồng sáng lập Pixar Ed Catmull: "Tôi có thể đến Disney và trở thành một đạo diễn, hoặc ở lại đây và tạo nên lịch sử."<ref name="Isaacson181"/> Katzenberg nhận ra ông ta không thể thuyết phục được Lasseter quay lại với Disney và do vậy đã đưa ra kế hoạch để ký kết một thỏa thuận hợp tác sản xuất phim với Pixar.<ref name="Isaacson181">{{chú thích sách|last=Isaacson|first=Walter|title=[[Steve Jobs (book)|Steve Jobs]]|publisher=[[Simon & Schuster]]|location=New York|year=2011|page=181|isbn=1-4516-4853-7}}</ref>
 
Đây là điều mà cả hai bên cùng mong đợi. Catmull và người đồng sáng lập Pixar là Alvy Ray Smith từ lâu đã mong muốn sản xuất một bộ phim hoạt hình dài.<ref name="PixarTouch01">Price, p. 117</ref> Vào thời điểm đó, Disney đang hợp tác với Pixar trong việc xây dựng hệ thống máy tính CAPS phục vụ cho quá trình sản xuất hoạt hình truyền thống, khiến hãng này trở thành khách hàng lớn nhất của Pixar.<ref name="Isaacson206"/> Jobs nói với Katzenberg rằng cho dù Disney cảm thấy hài lòng với sự hợp tác này nhưng phía Pixar thì không. "Chúng tôi muốn làm một bộ phim với các vị. Đó mới là điều khiến chúng tôi hài lòng".<ref name="Isaacson206">{{chú thích sách|last=Isaacson|first=Walter|title=[[Steve Jobs (book)|Steve Jobs]]|publisher=[[Simon & Schuster]]|location=New York|year=2011|page=206|isbn=1-4516-4853-7}}</ref>
 
Vào thời điểm đó, Peter Schneider, chủ tịch của [[Walt Disney Animation Studios|Walt Disney Feature Animation]], cũng có hứng thú trong việc hợp tác làm phim với Pixar.<ref name="PixarTouch01"/> Khi Catmull, Smith và trưởng bộ phận hoạt hình Ralph Guggenheim đến gặp Schneider vào mùa hè năm 1990, họ cảm thấy không khí buổi gặp mặt có phần khó hiểu và gây tranh cãi. Sau này họ biết được rằng việc Katzenberg chủ định nếu Disney hợp tác làm phim với Pixar thì việc hợp tác nên nằm ngoài quyền hạn của Schneider đã khiến cho ông ta tức giận.<ref name="PixarTouch02">Price, p. 118</ref> Sau lần gặp đầu tiên, đại diện phía Pixar trở về với kỳ vọng không cao và bị bất ngờ khi Katzenberg đề nghị một cuộc thảo luận khác. Lần thảo luận này có thêm sự tham gia của Jobs, Lasseter và Bill Reeves (trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển). Họ đưa ra ý tưởng về một chương trình truyền hình đặc biệt dài nửa tiếng có tên ''A Tin Toy Christmas''. Họ lý luận rằng một chương trình truyền hình sẽ là phương án hợp lý để tích lũy kinh nghiệm trước khi sản xuất một bộ phim dài.<ref name="PixarTouch03"/>
 
Các đại diện của Pixar gặp gỡ Katzenberg tại phòng hội nghị tại trụ sở chính của Disney tại Burbank.<ref name="PixarTouch03">Price, p. 119</ref> Catmull and Smith cho rằng sẽ khó có thể giữ cho Katzenberg duy trì được hứng thú khi làm việc với công ty. Họ còn cho rằng việc khiến cho Lasseter và các họa sỹ hoạt hình làm việc với Disney còn khó hơn nữa, do công ty này có tai tiếng trong việc đối xử với các nghệ sỹ hoạt hình của mình và Katzenberg có tiếng là một kẻ chuyên chế.<ref name="PixarTouch03"/> Katzenberg cũng tự nhấn mạnh điều này trong cuộc họp: "Mọi người nghĩ tôi là một kẻ chuyên chế. Tôi ''là'' một kẻ chuyên chế. Nhưng tôi thường đúng."<ref name="Isaacson206"/> Ông không chấp nhận ý tưởng về chương trình truyền hình và nói với Lasseter: "John, vì anh sẽ không đến làm việc cho tôi, tôi sẽ làm nó theo cách này."<ref name="Isaacson206"/><ref name="PixarTouch03"/> Lasseter cảm thấy ông có thể làm việc với Disney và hai công ty bắt đầu việc đàm phán.<ref name="PixarTouch04">Price, p. 120</ref> Pixar vào thời điểm đó đang có nguy cơ phá sản và cần một thỏa thuận với Disney.<ref name="Isaacson206"/> Katzenberg đề nghị rằng Disney sẽ được cấp quyền với các công nghệ sản xuất phim hoạt hình 3-D của Pixar nhưng Jobs từ chối.<ref name="PixarTouch04"/> Trong một trường hợp khác, Jobs muốn Pixar sẽ có một phần quyền sở hữu với phim và các nhân vật, chia sẻ quyền kiểm soát đối với các sản phẩm ăn theo nhưng Katzenberg từ chối.<ref name="Isaacson206"/> Disney và Pixar đạt được sự đồng thuận vào ngày 3 tháng 5 năm 1991 và ký kết vào đầu tháng 7.<ref name="PixarTouch06">Price, p. 122</ref> Hợp đồng quy định rằng Disney có quyền sở hữu hoàn toàn với bộ phim và các nhân vật trong phim, có quyền quyết định với sản phẩm được ra mắt, và sẽ trả cho Pixar 12.5% lợi nhuận bán vé.<ref name="KafnerSerBiz103">{{chú thích sách|last=Kanfer|first=Stefan|title=Serious Business|url=http://books.google.com/?id=wQVU6xFGX7oC&pg=PA11&dq=Toy+Story|accessdate=March 13, 2009|publisher=[[Da Capo Press]]|year=2000|page=229|isbn=0-306-80918-4}}</ref><ref name="BizWeekBOX">{{chú thích báo|last=Burrows|first=Peter|last2=Grover |first2=Ronald |title=Steve Jobs, Movie Mogul|work=BusinessWeek |date=November 23, 1998|url=http://www.businessweek.com/archives/1998/b3605001.arc.htm|accessdate=March 11, 2009}}</ref> Hãng có quyền lựa chọn (nhưng không bắt buộc) để làm hai bộ phim tiếp theo của Pixar và quyền sản xuất các phần tiếp theo (có hoặc không có Pixar) sử dụng các nhân vật trong phim. Disney cũng có thể hủy dự án phim bất kỳ lúc nào mà chỉ phải chịu một hình phạt nhỏ. Những thỏa thuận ban đầu này, sau đó, trở thành điểm tranh chấp giữa Jobs và Eisner trong nhiều năm.<ref name="Isaacson206"/>
 
Một thỏa thuận sản xuất một phim dài dựa trên ''Tin Toy'' với cái tên ''Câu chuyện đồ chơi'' được hoàn tất và việc sản xuất bắt đầu ngay sau đó.<ref name="PixMagicMan">{{chú thích báo|last=Schlender|first=Brent|url=http://money.cnn.com/2006/05/15/magazines/fortune/pixar_futureof_fortune_052906/index.htm|title=Pixar's magic man|date=May 17, 2006|publisher=[[CNNMoney.com]]|accessdate=March 11, 2009}}</ref>
 
== Nhạc phim ==