Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành Tân Sở”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
 
Sách ''Việt Nam cách mạng sử'' có đoạn:
:''Tân Sở là một cái thành xây trên một cao nguyên, phía Tây là Lào, phía Đông là những bãi cát khô khan của tỉnh Quảng Trị. Và sở dĩ [[Tôn Thất Thuyết]] phải bỏ Tân Sở, vì có tới đây ông mới thấy vùng CmCam Lộ có nhiều điều bất lợi bởi không đông dân chúng và ít trù phú. Việc tuyển mộ binh lính sẽ khó khăn. Ngoài ra, nếu quân Pháp chiếm đóng Cam Lộ, Tân Sở sẽ thành cái túi mà miệng túi đã đóng rồi, các lối ra biển, lên [[Lào]], vào Nam, ra Bắc đều sẽ bất tiện. Chính vì vậy, khoảng 10 ngày sau, ông Thuyết cùng quân đội đã hộ giá vua ra [[Quảng Bình]].<ref>Phạm Văn Sơn, ''Việt Nam cách mạng sử, tr''. 50.</ref>
GS. [[Trần Văn Giàu]] có những nhận xét tương tự:
:''Từ Quảng Trị, vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đi lên Tân Sở. Thành Tân Sở được xây dựng từ 2 năm nay ở phía trong thành Cam Lộ, về hướng biên giới Lào - Việt, sau một cái đèo hiểm trở. Nhưng ở đây không phải là một địa bàn để hoạt động vì đất quá nghèo, dân quá ít. Ở Tân Sở nếu quân Pháp chiếm đóng Cam Lộ, Tân Sở sẽ trở thành cái rọ mà cửa đã đóng rồi; ra biển, lên Lào, đi Nam , đi Bắc đều bất tiện. Thành Tân Sở có mấy vòng thành liên tiếp bao bọc một số lâu đài kho lẫm, trại lính, có đủ thóc, muối, súng, đạn, châu báu; nhưng vách thành Huế kia còn không đứng vững thì nếu ở đây, sao khỏi bị bắt một ngày nào? ''
:''Vậy cho nên, ông Thuyết ra lệnh bỏ Tân Sở mà lên Quảng Bình, nhưng đi đến Thụy Ba thì được tin quân Pháp đã đổ lên nơi đó rồi, để ngăn không cho đoàn Hàm Nghi ra vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh, là nơi mà hịch Cần Vương đã gây lên phong trào rất mạnh. Vua Hàm Nghi và ông Thuyết lộn về Tân Sở thì quân Pháp đã chiếm thành Cam Lộ. Ông Thuyết cùng vua đành phải vội vã rời Tân Sở đi đường núi, ra phía Bắc, bỏ lại vô số của cải, kho tàng, báu vật, và quân Pháp tràn đến cướp liền.<ref> Lược theo ''Tổng tập'' (tập I), Nxb Quân đội Nhân dân, [[Hà Nội]], 2006, tr.507</ref>
 
==Phế tích==
Thực tế rất khó để xác định chính xác vị trí thành Tân Sở, tức “Kinh đô kháng chiến một thời”, vì hiện nay không còn dấu vết gì ngoài một bình nguyên rộng lớn và những lũy tre bao quanh. Một phần cũng vì bom đạn, nắng gió khắc nghiệt; một phần cũng vì đất đai ở đây đã được những người dân địa phương tận dụng để sản xuất nông nghiệp.