Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Họ Hoàng đàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Đặc điểm: General Fixes, replaced: thuọc → thuộc
Dòng 23:
Lá của chúng hoặc là mọc thành vòng xoắn ốc, theo các cặp chéo chữ thập (các cặp đối, mỗi cặp cách cặp trước 90°) hoặc thành vòng xoắn chữ thập gồm 3 hay 4 lá, phụ thuộc vào từng chi. Trên các cây non các lá có hình kim, trở thành các lá giống như vảy nhỏ trên các cây trưởng thành của nhiều chi (nhưng không phải tất cả); một số chi và loài duy trì các lá hình kim trong suốt cuộc đời chúng. Các lá già phần lớn không rụng riêng lẻ, mà thường rụng dưới dạng các cành lá nhỏ (''cladoptosis''); các ngoại lệ là các lá trên các cành non đã phát triển thành cành lớn, chúng cuối cùng rụng một cách riêng rẽ khi vỏ cây bắt đầu bong ra. Phần lớn là cây thường xanh với các lá tồn tại từ 2-10 năm, nhưng có 3 chi (''Glyptostrobus'', ''Metasequoia'', ''Taxodium'') là các loài cây sớm rụng lá hoặc bao gồm các loài có lá sớm rụng.
 
Quả nón của chúng hoặc là dạng gỗ, dai như da, hoặc (chi ''[[Juniperus]]'') là dạng giống như quả mọng và nhiều thịt, với một hoặc nhiều noãn trên một vảy. Các lá bắc (vảy bắc) và lá noãn (vảy noãn) hợp nhất cùng nhau, ngoại trừ ở phần đỉnh, tại đó các lá bắc thường được nhìn thấy như là một gai ngắn (''mấu lồi'') trên lá noãn. Giống như cách sắp xếp của bộ lá, các vảy của nón hoặc là sắp xếp thành vòng xoắn ốc chữ thập (đối) hoặc thành vòng xoắn, phụ thuộc vào từng chi. Các hạt phần lớn là nhỏ và hơi dẹp, với hai cánh hẹp, mỗi bên hạt có một cánh; ít khi (chẳng hạn chi ''Actinostrobus'') có tiết diện tam giác với ba cánh; ở một số chi (như ''Glyptostrobus'', ''Libocedrus'') thì một cánh lớn hơn đáng kể so với cánh kia, và ở một số chi (như ''Juniperus'', ''Microbiota'', ''Platycladus'', ''Taxodium'') thì hạt lớn hơn và không có cánh. Các cây giống non thường có 2 [[lá mầm]], nhưng ở một vài loài có thể có tới 6 lá mầm. Các nón chứa phấn là đồng nhất hơn về cáu trúc ở cả họ, chúng dài khoảng 1–20 mm, với các vảy cũng sắp xếp theo các kiểu tương tự như ở các nón cái và phụ thuọcthuộc theo từng chi; chúng hoặc là mọc đơn lẻ ở đỉnh cành (phần lớn các chi) hay ở nách lá (chi ''Cryptomeria''), hoặc mọc thành cụm (chi ''Cunninghamia'' và loài ''Juniperus drupacea''), hoặc là trên các cành non riêng biệt, dài giống như các chùy rủ xuống (các chi ''Metasequoia'', ''Taxodium'').
== Phân bổ ==
Họ Cupressaceae là họ phân bổ rộng khắp nhất trong các họ thực vật hạt trần thuộc [[ngành Thông]], với sự phân bổ gần như toàn cầu ở mọi lục địa, ngoại trừ [[châu Nam Cực]], kéo dài từ vĩ độ 71° bắc ở khu vực cận Bắc cực của [[Na Uy]] (cây [[bách xù thông thường]] ''Juniperus communis'') tới vĩ độ 55° nam ở khu vực xa nhất về phía nam của [[Chile]] (''[[Pilgerodendron uviferum]]''), trong khi ''[[Juniperus indica]]'' có thể sinh trưởng tốt ở cao độ 5.200 m tại khu vực [[Tây Tạng]], là cao độ lớn nhất mà người ta thông báo là có bất kỳ loài cây có thân gỗ nào có thể sinh sống. Phần lớn các môi trường sinh sống trên mặt đất đều có thể có chúng, ngoại trừ các [[đài nguyên|lãnh nguyên]] (''tundra'') và các [[rừng mưa]] nhiệt đới vùng đất thấp (mặc dù một vài loài là các thành phần quan trọng của các [[rừng mưa ôn đới]] và các [[rừng mây]] nhiệt đới vùng núi); chúng cũng rất hiếm xuất hiện trong các [[hoang mạc|sa mạc]], với chỉ một ít loài có thể chịu đựng được các điều kiện khô hạn khắc nghiệt, đáng chú ý là ''[[Cupressus dupreziana]]'' ở trung tâm khu vực [[Sa mạc Sahara|Sahara]]. Mặc dù có sự phân bổ rộng khắp chung của toàn họ, nhưng nhiều chi hay loài chỉ có sự phân bổ rất hạn chế, và nhiều loài hiện đang ở tình trạng nguy cấp.