Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yên Mạc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
 
==Văn hóa==
 
'''1. Đình làng - Yên Mạc - Yên Mô'''
 
Tám giáp của thôn Thượng ta giữ nghiêm phong tục thờ các thần như việc lập đàn để thờ thần hậu thổ, đền Tiên Nông thờ các vị
Tiên Công của Làng.
 
Đình để tế thần để chăm sóc người già, giảng giải lễ nghi phong tục. Tuyên đọc những Lệ làng phép nước mưu tính việc công cùng người trong làng, giống như ở Chính miếu. Trước nhất là ở Nội miếu, rồi đến Trung tiền đường, nhất loạt đều để thờ cúng Thần (ngoài có tường bao, trên có tán cây, trong có cửa chính để ra vào, dưới thì thoáng mát.)
 
Tôn Thần phối Hưởng thờ hai vị: Kiến Quốc Vương Hoàn Kim Công Chúa, bên trái bên phải thờ sáu vị sát Hải Đại tướng quân. Thiên
 
Cang Đại Thần, ngọ viện sửu Đại Thần,. Riêng đền sáu thì giáp tám và Xóm Đông chia ra thờ năm vị.
 
An trung Tây phú thờ Sát Hải đại tướng quân
 
Tây An thờ Thiên Cang đại thần
 
Đông An Đông Phúc thờ Du Dược đại thần
 
Đông Mỹ, Tây Mỹ thờ Ngọ Lang đại thần
 
An Trạch thờ Ngọ Viện sửu đại thần
 
Giáp tám đền có riêng năm tục lệ cổ gần đây xóm Đông xây dựng riêng một ngôi đền thờ Thiên Cang đại thần là để thờ riêng ra khỏi đền sáu, đó là nét đặc biệt so với các làng khác, vào tháng hành lễ thì sai mở rộng cửa những điều linh ứng của Thần làm cho bậc tôn thần của làng to trở thành cây Đại Đức Thần diệu vậy. Trong bốn mùa thì mùa xuân làm chủ.
Lý Thánh Tông tặng cho Hậu thổ Phu nhân (Xem các sách Việt điện U Linh, Lĩnh Nam Trích Quái, Kiến Văn Tiểu Lục)
Từ Lê Thánh Tổng về sau, giao cho đế hiệu, Vương Hiệu Thần cũng từng được gia phong như vậy. Linh tích ở biển đông của nước ta kể từ thời kỳ qua việc Lý Thánh Tông. Đem chiến thuyền theo đường biển đi đánh Chiêm Thành. Hoặc nói về thời Trần Anh Tông, đến bản Triều tặng sắc để Thần xứng với lời khen ngợi cho hợp với lễ nghi kinh điển miếu cổ tại phía Tây ao (Xưa gọi là Bụng Trắm).
Trong thời gian mưa nhiều, bị thay đổi đi. Hoặc nói từ lời Lê Thánh Tông đem thuyền đi đường biển đánh Chiêm Thành thì cũng chưa ai rõ việc này.
 
Năm Quý Tỵ 1833, vua Minh Mệnh ra bắc để khôi phục miền Tây là việc đã xưa rồi. Ngôi đình ban đầu còn thô sơ, quê kệch, sau được dùng vật liệu tốt xây dựng theo quy cách đẹp đẽ, khởi đầu từ năm Giáp Ngọ 1834 triều Minh Mệnh. Năm Nhâm Dần 1842 triều Thiệu trị trùng tu. Năm Đinh Mão 1867 triều tự đức chính miếu được khởi công làm thềm đá cửa chính. Sửa chữa đền thờ Tiên Công của làng. Năm Canh Ngọ 1870 lại trùng tu chính miếu. Gia cố trung đường đều có đảo ngói phía ngoài được xây bao quanh bằng đá. CÒn lại cửa các nơi thờ tự, các đồ thờ cúng được sắm sửa bổ sung lại đầy đủ đẹp đẽ. Người trước mở đầu, người sau hoàn thành công việc vô cung to lớn. Từ năm Đinh Mão 1867 đến năm Canh ngọ 1870 công việc chi phí hơn 3000 quan,. Bên cạnh đó, trong các lễ tiết còn có những người cung tiến đồ thờ người giúp tiền dựng bia bên Cả. Công việc các năm Quý Tỵ 1833, Giáp Ngọ 1834, Nhâm Dần 1842 có các vị tham gia như: Kỳ Mục Phan Châm, Cùng các xuất đội: Phạm Quốc Chinh, Vũ Văn Thai, Đới duy chính, Phạm Xuân Nghinh, Cai tổng Phạm Huy Lĩnh, Cai tổng Phan Nguyễn Trân, Nguyễn Tráng, Ngô Huyền, Ngô Hữu Lân, Phạm Hữu Nãi, Hoàng trọng Hữu,
Hoàng Giáp, Vũ Huy Tiến, Phạm Hữu Thức, Nguyễn Văn Côn, Thư lại Phạm Quốc Quân, Nguyễn Quang Ân, Phạm Bá Dật, Phạm Huy Lục, Phạm Quốc DIễn, Lê Vịnh…
 
Những vị trên, ai là người chủ sự ai là người phó tá ai là người thợ khéo và tốn phí thế nào thì không rõ nữa. Đó là cái lỗi của người giúp việc cũng là cái tội của tính đại khái vụng về vậy.
 
Xin liệt kê công việc như sau:
 
Năm Định Mão 1867 làm thềm đá cửa chính. Trùng tu đền thờ các vị tiên công của làng gồm có: Đốc Điện: Nguyễn Hưu Trân, Phạm Nhã Hành. Giám Điện: Đội trưởng Vũ Huy Tiêu, Phạm Khắc Dư, Phan Trí, Phạm Nhữ Hài, phạm Văn Chế, Hoàng Khuê.
Việc trong nom sơn đồ thờ là Đốc Điện đội trưởng Phạm Duy Thứ.
 
Năm canh ngọ 1870 trùng tu miếu thần gồm có Đốc Điện tú tài Mai Viết Hồ, Giám Điện: Phạm Đình Tứ, Phan Phạm Tuất, Hoàng Khuê, Lê Nghiêm, Phạm Văn Điển, Phạm Huy Siêu, Nguyễn Đức Bao, Nguyên Liễu, Vũ Huy Đáp, Nguyễn Siển.
Việc trong nom làm thềm đá. Phía trước ngoài đình xây bao tường đá, gồm Giám Điện Thư Lại Phạm Văn Chuyên, Phan Khoái, Phạm Văn Tước, Phạm Văn Bào, Nguyễn Tuyên. Việc trong nom thợ làm đất là các ông: Phạm Lương, Phạm Xuất. Việc cung tiến đồ thờ, liệt kê dưới đây:
 
1. Thượng tướng quận công Lê Các Lão: 1 bộ áo mũ đại triều Bình Triều Tự Đức.
 
2. Phong biện tỉnh Bắc Ninh (Phạm Thuật Duật 1866): Một bộ áo mũ đại triều; 1 bộ tam thất sự hạng lớn bằng đồng hạng nhất bộ.
 
3. Suất đội: Phan Biển một bộ bình chén pha lê.
 
4. Suất đội Phạm Quốc Chinh: đôi giá đèn đồng lạc hạng trung.
 
5. Cai tổng Phan Huy Lĩnh: Đôi giá đèn đồng hạng nhỏ.
 
6. Cựu Giản Binh: Một lư hương bằng đồng.
 
7. Phạm Ngọc TRữ và Phạm Quốc Quân: Một bộ thất sự bằng đồng hạng nhỏ.
 
8. Tân Giản Binh Hoàng Ốc: Một cỗ kiệu song long và Chuông Khánh hạng nhỏ.
 
9. Phạm Huy Lục: Một nồi đồng 25 tuổi.
 
10. Vũ Xuân Mễ: Một bức cửa võng, một bộ chuông khánh nhỏ.
 
11. Làng Yên Ninh: Một lư hương to bằng đất nung mạ đồng.
 
12. Viên Du Phong người thanh hóa qua làng ta thấy miếu làng ta linh thiêng xin tiến cúng: Một bình đựng rượu, một chậu rửa tay, một trướng song môn mỗi loại một bức, một đôi lọ hoa, một quả chuông đồng hạng nhỏ.
 
13. Thiệu trị năm Bính Ngọ 1846 làng quyên cúng đúc một quả chuông
 
14. Tự Đức năm Quý Hợi 1863 mười tám người trong làng cùng nhau tiến cũng một bức cửa võng, một đôi ngựa thờ.
 
'''2. Một số nét văn hóa'''
 
Xã Yên Mạc bao gồm các thôn Phượng Trì, Yên Càn, Hồng Phong, Yên Mô Thượng. Làng Yên Mô Thượng là quê hương của danh nhân [[Phạm Thận Duật]], từng giữ chức Thượng thư trong [[thời Nguyễn]].