Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn Tẫn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
Mười ba năm sau, Nguỵ và [[Triệu (nước)|Triệu]] đánh [[Hàn (nước)|Hàn]]. Hàn cáo cấp với Tề, Tề lại sai Điền Kỵ làm tướng, Tôn Tẫn làm quân sư đi cứu Hàn. Tôn Tẫn dùng kế "vây Ngụy cứu Hàn" khiến cho tướng Ngụy là Bàng Quyên nghe vậy phải rời bỏ Hàn quay về. Tẫn lại dùng kế giảm số bếp trong quân lừa Bàng Quyên đuổi theo, rồi sau đó sai quân cung nỏ mai phục hai bên đường Mã Lăng, lấy một khúc gỗ to cạo sạch vỏ, lấy than khắc lên dòng chữ: "Bàng Quyên sẽ chết dưới cây này". Sau đó dặn quân lính hễ thấy ánh lửa nổi lên là bắn thẳng vào chỗ đó. Bàng Quyên đuổi đến nơi, thấy có chữ bèn sai quân thắp đuốc lên để đọc. Quyên đọc xong, thất kinh vội sai quân rút nhưng đã muộn. Quân Tề mai phục thấy ánh lửa đốt lên vội bắn như mưa về phía đó. Bàng Quyên bị tên bắn ngã ngựa, sợ bị quân Tề làm nhục vội rút gươm tự tử".
 
Chiến thuật mai phục của Tôn Tẫn ở Mã Lăng có thể coi là ví dụ nổi tiếng nhất của câu nói "Dĩ lợi động chi, dĩ tốt đãi chi" (以利動之,以卒待之, dùng lợi mà dụ địch tiến, trọng binh mai phục quân thù) trong sách ''[[Binh pháp Tôn Tử]]''. Hai kế ''Vây Ngụy cứu TriệuHàn'' và ''rút bếp'' của Tôn Tẫn sau này cũng trở nên nổi tiếng, [[Gia Cát Lượng]] từng sử dụng một biến thể của kế ''rút bếp'' là kế ''thêm bếp'' để ngăn quân [[Tư Mã Ý]] đuổi theo.
 
==Xem thêm==