Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồng lâu mộng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
người chuyển thành Người
Dòng 44:
Không những là nhà hào môn vọng tộc lẫy lừng mà nhà họ Tào còn có truyền thống văn chương thi phú. Ông nội [[Tào Dần]] còn là một danh sĩ nổi tiếng vùng Giang Ninh, đã từng in bộ ''[[Toàn đường thi]]'' nổi tiếng. Nhưng đến đời của Tào Tuyết Cần, tất cả sự giàu sang quyền quý huy hoàng của gia đình đã trở thành quá khứ. Gia đình gặp đại họa, cha mắc tội, bị cách chức, hạ ngục, [[tịch biên]] tài sản. Ông đã phải sống trong những ngày cay đắng nhất của đời mình với nghèo khổ, đi khắp nơi để mưu sinh, sống trong cảnh "cả nhà rau cháo, rượu thường mua chịu".
 
Mười năm cuối đời ông đã dồn toàn bộ trí lực để tạo nên kiệt tác ''Hồng Lâu Mộng'', một trong những tác phẩm về sau được đánh giá là [[kinh điển]] của [[văn học Trung Quốc]]. Tác phẩm đã được ông sửa chữa 5 lần trong cảnh cùng khốn, ốm đau không tiền mua thuốc, con chết. Khi ông còn sống tác phẩm đã không hoàn thành và không được công bố. Sau khi ông qua đời, hai mươi tám năm sau, [[Cao Ngạc]] đã dựa vào [[di thảo]] của ông để hoàn thành nốt bằng việc viết tiếp 40 hồi. Cao Ngạc cũng đổi tên "Thạch Đầu Kí" thành "Hồng Lâu Mộng" để phù hợp với nội dung tác phẩm. 40 chương sau của Hồng Lâu Mộng được Cao Ngạc viết tiếp không hay như 80 chương đầu vì ông không có được cái trải nghiệm đau đớn như Tào Tuyết Cần. Nhưng với 40 chương mang đến cho tác phẩm sự trọn vẹn, cho thấy họ Cao cũng là người đã sống với tác phẩm và đã [[nghiên cứu]] rất kĩ về [[văn phong]] của tác giả. Có lẽ ngoài Cao Ngạc không còn ngườiNgười nào viết tiếp Hồng Lâu Mộng hay hơn ông.
 
Đến khoảng 1792-1793 thì ''Hồng Lâu Mộng'' được in và lưu truyền khắp [[Trung Quốc]]. Người ta cho rằng cốt truyện dựa trên hiện thực của chính dòng họ, gia đình Tào Tuyết Cần trước đây, là chuỗi [[tự sự]] lớn nhất của đời ông, như là một sự nuối tiếc thời kì vàng son rực rỡ, đồng thời nó cũng phản ánh bản chất [[xã hội]] [[phong kiến Trung Quốc]] giai đoạn ông sống. Như lời ông nói, ông viết nó không phải nhằm mục đích phê phán chế độ xã hội đương thời hay nhằm mục đích gì, ông chỉ viết để mang mục đích bày tỏ tâm sự của bản thân, giải tỏa nỗi niềm "cô phẫn" nên không có ý định xuất bản. Tuy nhiên ông đã tốn rất nhiều sinh lực và tâm huyết trong mười năm cuối cùng của cuộc đời, đến nỗi ông cũng phải thốt lên: