Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Vai trò và ý nghĩa: Alphama Tool, General fixes
Dòng 49:
 
== Vai trò và ý nghĩa ==
Như trên đã nói, thần Thành hoàng dù có hay không có họ tên, lai lịch; và dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tểthể trên cõi thiêng của làng & đều mang tính chất chung là ''hộ quốc tỳ dân'' (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Vai trò trên của thần còn có ý nghĩa hơn nữa, nhất là đối với những cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn vùng đất hoang Nam Bộ, vì lẽ họ đã gặp không ít khó khăn do thiên tai địch họa, do thú dữ hoành hành...Điều đó có nghĩa, thần Thành hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh; bởi theo họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho ''mưa thuận gió hòa'', ''mùa màng tươi tốt''; giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh vượng.
Hiểu được nhu cầu tâm linh của người dân, cộng thêm ý muốn tạo lập một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng chính thống của vương triều, để nhằm xóa bỏ dần tầm ảnh hưởng của các triều đại trước; nên dưới thời các vua đầu [[nhà Nguyễn]], cứ ba năm xét ban sắc phong thần một lần. Chỉ riêng năm 1852, có lẽ đoán trước thời nguy khổn của đất nước trước [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]], cho nên vua [[Tự Đức]] đã sai cấp đồng loạt 13.069 sắc phong cho cả nước (nhiều nhất là ở Nam Bộ), cùng với việc "Quốc điển hóa" sự thờ phụng; cũng chính là để nhanh chóng đạt được mục đích trên.<ref>Lược theo ''Văn hóa & tín ngưỡng Nam Bộ'' trong sách ''Hành hương đất phương Nam'', tr. 27.</ref>