Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bàng Đức Công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20:
 
==Khảo chứng==
# {{note|1}} [[Tống thư]] '''quyển 28, liệt truyện 25 – Vũ nhị vương truyện''': Sử thần nói rằng: “Người Tương Dương là Bàng Công nói với Lưu Biểu rằng: “Bằng như [[Chu Công]] cùng Quản, Thái ở nhà tranh, ăn canh rau lê, hoắc, há có cái nạn như thế.” Ôi bởi lẽ anh em <ref>Nguyên văn: 天倫由子, thiên luân do tử. '''Thiên''' (nhiên) '''luân''' (thứ): thứ tự do trời định, chỉ anh em; '''do tử''': nghĩa là lý do</ref>, vô cùng thân thiết <ref>Nguyên văn: 共气分形, '''cộng khí phân hình'''. Thành ngữ này được được dùng hay 分形同气, '''phân hình đồng khí'''. Thành ngữ, có xuất xứ từ '''[[Lữ thị xuân thu]] – Tinh thông''': “父母之于子也, 子之于父母也, 一体而两分, 同气而异息.” (Phụ mẫu chi vu tử dã, tử chi vu phụ mẫu dã, nhất thể nhi lưỡng phân, đồng khí nhi dị tức. Tạm dịch: ''Cha mẹ ở trong con cái, con cái ở trong cha mẹ, một thể mà 2 phần, cùng hơi mà khác nhịp.'') Ý nói về hình thể bên ngoài đều khác biệt, nhưng hơi thở bên trong thì tương thông. Hình dung quan hệ vô cùng mật thiết giữa cha mẹ và con cái. Sau này cũng dùng cho quan hệ anh em. VD: [[Tào Thực]] – '''Cầu tự thí biểu''': “而臣敢陈闻于陛下者, 诚与国分形同气, 忧患共之者也.” (Nhi thần cảm trần văn vu bệ hạ giả, thành dữ quốc phân hình đồng khí, ưu hoạn cộng chi giả dã. Tạm dịch: Còn thần dám trần văn ở bệ hạ ấy, thành tâm cùng nước nhà phân hình đồng khí, chung lòng lo lắng vậy.)</ref>, cái phận sủng ái dẫu giống nhau, cái tình phú quý thời khác nhau vậy. Nhớ lại lời nói của '''Thượng Trường''', để mà thở dài.
# {{note|2}} [[Lịch Đạo Nguyên]] – [[Thủy kinh chú]], '''Miện Thủy 2''': Giữa Miện Thủy có Ngư Lương châu, là nơi ở của Bàng Đức Công. (Bàng) Sĩ Nguyên sống ở phía nam sông Hán, tại Nam Bạch Sa mà người đời gọi là vùng đất làm ra Bạch Sa khúc vậy. Tư Mã Đức Tháo sống ở phía bắc Trạch Châu,vọng hành đối vũ Tức là sân trước đối diện nhau, hoan tình tự tiếp, bơi thuyền sang sông <ref>Nguyên văn: 褰裳, Hán Việt: '''khiên''' (vén) '''thường''' (xiêm áo) là phiếm từ chỉ hành động sang sông. VD: [[Kinh Thi]], '''Trịnh phong, Khiên thường''': “Tử Huệ nhớ ta, vén xiêm lội (sông) Trăn.” [[Cát Hồng]] – [[Bão Phác Tử]], '''Quảng thí''': Vén xiêm để vượt qua thương hải, đứng ngóng mà nhảy lên cửu huyền.</ref>, tùy tiện <ref>Nguyên văn: 率尔, Hán Việt: '''suất nhĩ''', là động từ mô tả dáng vẻ không bị ràng buộc gì. VD: [[Tấn thư]], '''Văn uyển truyện, [[Viên Hoành]]''': “[[Tạ Thượng]] khi trấn Ngưu Chử, đêm thu nhân trăng sáng, soái nhĩ (tùy tiện) cùng tả hữu vi phục bơi thuyền trên [[Trường Giang]]</ref> sướng thích <ref>Nguyên văn: 休畅, Hán Việt: hưu sướng</ref>.
# {{note|3}} '''Tương Dương ký''': Bàng Đức Công là người Tương Dương. Sống trên Miện Thủy ở phía nam Hiện Sơn, chưa từng vào thành phủ. Cung canh điền lý, phu thê đãi nhau như tân (khách), nghỉ ngơi thời chánh cân (khăn) đoan tọa (ngồi), cầm (đàn) thư (sách) tự vui, thấy sắc mặt ông nghiêm túc.
# {{note|4}} '''Tương Dương ký''': Gia Cát Khổng Minh là Ngọa Long, Bàng Sĩ Nguyên là Phượng Sồ, Tư Mã Đức Tháo là Thủy Kính, đều là lời của Bàng Đức Công vậy.
# {{note|5}} '''Tương Dương ký''': Tư Mã Đức Tháo từng ghé thăm Công, gặp lúc Công sang sông Miện, tế tự mộ tổ tiên. Đức Tháo vào thẳng nhà trong, gọi vợ con của Công, sai họ nhanh chóng làm cơm, nói: “Từ“[[Từ Thứ|Từ Nguyên Trực]] đã nói, có khách đang đến cùng ta và Công đàm luận.” Vợ con ông đều chia nhau (làm việc), vái chào (Đức Tháo) ở dưới sảnh đường, vất vả bày biện (thực phẩm), Một lúc sau, Đức Công về, vào thẳng nhà trong gặp mặt (Đức Tháo), không biết ai là khách nữa.
# {{note|6}} '''Tương Dương ký''': Đức Tháo nhỏ hơn Đức Công 10 tuổi, thờ ông làm anh, gọi là “Bàng Công”. Vì thế người đời cho rằng “Công” là tên của “Đức Công”, không phải vậy.
# {{note|7}} '''Tương Dương ký''': Khổng Minh mỗi lần đến nhà ông, một mình vái lạy dưới sàng, Đức Công không yêu cầu dừng lại ngay.