Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rimbo (thảo luận | đóng góp)
Rimbo (thảo luận | đóng góp)
Dòng 243:
Phía đối phương có khi phân chia quân giải phóng (với quân đội nhân dân) để chỉ lực lượng ở B2 là căn cứ vào thẩm quyền chỉ huy, vì từ B2 trở vào là do Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam chỉ huy - là chỉ huy Quân giải phóng công khai khi quân giải phóng mới thành lập. Trên thực tế, B2 là địa bàn xa, TƯ cần một ban chỉ đạo trực tiếp nên thiết lập TƯ Cục Miền Nam để chỉ đạo. Cơ cấu tổ chức của phía cách mạng địa bàn này cũng khác biệt với các địa bàn do TƯ trực tiếp chỉ đạo. Như TƯ có TƯ Đảng thì B2 có TƯ Cục, TƯ có Bộ Tổng tư lệnh, thì B2 có Bộ Tư lệnh Miền, TƯ có quân ủy TƯ thì B2 có quân ủy Miền... tức các thiết chế tương tự như ở TƯ, dưới nữa mới đến các Khu hay quân khu, tương tự như các khu do TƯ trực tiếp chỉ đạo, nhưng vẫn chịu chỉ đạo thông suốt từ TƯ Đảng.{{fact|date=7-2014}}
 
Theo nhận định của Mỹ, lực lượng quân chủ lực gồm từ cả ngoài Bắc vào, được trang bị vũ khí hạng nặng, tỷ lệ đảng viên cao, trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thông, được huấn luyện chu đáo. Quân địa phương thường chiến đấu gần tỉnh nhà của họ, không cần đảng viên, không cần biết chữ, dù hoạt động chuyên nghiệp. Du kích hầu hết là nông dân nghèo hoạt động bán thời gian ở địa phương, tham gia xây dựng công sự, vận chuyển khí tài, đánh địch... chịu chỉ đạo của quân giải phóng ở mức độ thấp hoặc của Mặt trận. Đôi khi có sự thiếu hụt nhân lực phải bổ sung nhưng ít có hoán chuyển và quân chủ lực luôn bảo đảm tinh nhuệ nhất. Lính miền Bắc khi vào Nam vẫn giữ phù hiệu, dù có cá nhân độn vào lực lượng tiểu đoàn Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Các đơn vị từ miền Bắc di chuyển sâu hơn về phía Nam cần phối hợp nhiều hơn với Quân Giải phóng và các lực lượng tại địa phương. Về công khai tất cả các lực lượng vũ trang tại miền Nam đều do Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ huy. Việc phân chia quân đội [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] và quân đội Việt Cộng cũng một phần nhằm mục đích chia rẽ, nhưng chủ yếu để có chiến thuật quân sự thích hợp, vì quân miền Bắc được huấn luyện tốt hơn lực lượng tại chỗ.
 
Theo nhận định của Mỹ, trong khi Bắc Việt Nam và đồng minh của họ cố gắng ngụy trang tổ chức thực sự chỉ đạo chiến tranh, điều quan trọng cần lưu ý là cả Quân Giải phóng và các chiến binh thường xuyên của quân Bắc Việt Nam đều thuộc một lực lượng. Mỗi bộ phận đều có đặc tính riêng biệt của địa phương, cách tuyển dụng, các nhiệm vụ, nhưng tựu chung họ đều được kiểm soát bởi bộ chỉ huy ở Hà Nội.