Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rimbo (thảo luận | đóng góp)
Rimbo (thảo luận | đóng góp)
Dòng 212:
* Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là tập hợp của các nhóm chống Diệm và những người thừa kế, có cảm tình cộng sản. Vài nhóm thuộc Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam, một số không thuộc, hay có sự liên kết lỏng lẻo hoặc cảm tình. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là vỏ bọc chính trị và tập hợp lực lượng rộng rãi cho sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam thông qua Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam đối với toàn bộ phong trào cách mạng tại miền Nam Việt Nam. Mặt trận thành lập còn để bảo đảm tính pháp lý cho cuộc chiến ở Miền Nam và thu hút những thành phần xã hội không sử dụng học thuyết cộng sản để tuyên truyền. Do quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam nên Mặt trận và chính quyền không có quyền chỉ huy quân sự, chỉ quản lý trên danh nghĩa lực lượng vũ trang. Điểm này rất giống hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.{{fact|date=7-2014}}
 
* Quân giải phóng bao gồm lực lượng ngoài Bắc vào và lực lượng được tuyển mộ tại chỗ do Trung ương Cục nhận chỉ đạo từ Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam điều khiển. Bên cạnh một ban lãnh đạo song song làm "vỏ bọc" còn có các thành viên Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam giữ vị trí chỉ huy quan trọng nhất trong quân đội, và giám sát hoạt động tất cả các nhóm khác đến cấp thôn, bản. Về phía cách mạng, Quân giải phóng được định nghĩa khác. Trong giai đoạn đầu Miền Bắc phủ nhận can thiệp quân sự ở miền Nam, nên các chỉ thị Trung ương đảng mang tính bí mật cao. Sau này khi chiến tranh leo thang, Quân đội ngoài Bắc vào ngày càng nhiều thì Miền Bắc công khai quyền quân sự, trong sự phối hợp với Bộ tư lệnh của quân giải phóng. Để tạo cho Mặt trận một vị thế độc lập tương đối, nên phía cách mạng đôi khi cũng tạo một sự phân biệt nhất định giữa "quân đội nhân dân" và "quân giải phóng" (dù nhiều đơn vị có cả người bắc và nam) nhưng điều này không có ý nghĩa vào giai doạn cuối của chiến tranh. Cụ thể thành lập các quân đoàn, bao gồm cả lực lượng ngoài bắc và tuyển mộ tại chỗ. Đến giai đoạn này sự phân biệt Quân Giải phóng và Quân đội Nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có ý nghĩa nữa. Và sau 30/4/1975 hai lực lượng vũ trang của Miền Bắc và Miền Nam chính thức hợp nhất năm 1976 sau khi thống nhất nhà nước.{{fact|date=7-2014}}
 
Theo Douglas Pike năm 1970, Quân đội nhân dân Việt Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có 500.000 trong đó 125.000 tại miền Nam Việt Nam và Campuchia, 67.000 ở Lào, ngoài ra lực lượng bán quân sự 250.000, Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam có 80.000 thành viên, các thành viên khác của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Việt Nam tổng cộng 300.000, Quân giải phóng Miền Nam 190.000,... trong khi chống Quân đội Việt Nam Cộng hòa tổng cộng 1,4 triệu, Mỹ 434.000 và quân đồng minh.{{fact|date=7-2014}}
Dòng 229:
Trong thời gian đầu khi lực lượng cộng sản miền Nam còn yếu, Miền Bắc luôn phủ nhận sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ của miền Nam, nhưng sau thì Mỹ và Việt Nam Cộng hòa phát hiện đường mòn Hồ Chí Minh và các lực lượng từ Bắc di chuyển vào thì Việt Nam Dân chủ cộng hòa công khai ủng hộ cho lực lượng Quân Giải phóng, các lực lượng từ Bắc vào được xem là một bộ phận của lực lượng cách mạng Miền Nam, chịu sự chỉ đạo chung của Đảng Lao động, "Đảng nhân dân cách mạng", Mặt trận và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên ngoài tham gia chỉ đạo về quân sự, với danh nghĩa giúp đỡ để hoàn thành mục tiêu chung, Miền Bắc không thừa nhận chỉ đạo về đường lối chính sách đối ngoại đối nội của phái Mặt trận, tạo uy thế có tính độc lập trong chính sách của phía Mặt trận, nhằm thu hút thêm quần chúng ủng hộ cách mạng, phân hóa kẻ thù, và tạo thêm sự ủng hộ từ các lực lượng chính trị khác trong và ngoài nước, nhất là các nước nằm ngoài phe Xã hội Chủ nghĩa. Về phía đối phương, họ lúc thì khẳng định Mặt trận là do Miền Bắc thành lập để phản đối Miền Bắc xâm lược, nhưng nhiều khi họ luôn khai thác các yếu tố sự độc lập của Mặt trận để chia rẽ nội bộ giữa Mặt trận và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.{{fact|date=7-2014}}
 
Về hợp nhất Mặt trận, các đoàn thể và chính quyền là mang tính nguyên tắc trên cơ sở pháp lý. Sau 30/4/1975 trên thực tế tồn tại hai chính quyền có lãnh thổ riêng và chính sách riêng, nhưng lúc này Đảng Lao động công khai chỉ đạo cả Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Trong thời gian còn chiến tranh thì các chỉ đạo chính sách với Mặt trận và Chính phủ Cách mạng là mang tính bí mật, đôi khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời có tuyên bố không giống nhau thể hiện sách lược của đảng. Do Chính phủ khi đặt trụ ở tại Tây Ninh hay Campuchia, hay Quảng Trị, hay phần lớn thành viên ở ngoài Bắc do đó các chỉ thị từ TƯ Đảng là trực tiếp hay thông qua Trung ương Cục Miền Nam. Các lãnh đạo Mặt trận và chính quyền là đảng viên công khai hay bí mật nhiều lần tham gia vào các cuộc họp ra quyết định của Đảng liên quan công tác của họ.
 
Đối phương thường cho Mặt trận không có thực quyền, mà thực quyền thuộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không chuẩn xác. Vì các thiết chế nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ ra các văn bản chỉ đạo đối với Miền Bắc, và các văn bản ủng hộ cho Miền Nam chứ không có các văn bản chỉ đạo. Các văn bản chỉ đạo thuộc thiết chế của Đảng, mà Đảng được phía cách mạng định nghĩa không chỉ thuộc Miền Bắc như sau này thừa nhận. Hệ thống của Đảng trụ sở tại Hà Nội nhưng chỉ đạo xuyên suốt từ miền Bắc đến miền Nam, nhiều ủy viên Bộ Chính trị và TƯ Đảng cũng công tác trong Nam, trong đó một bộ phận tham gia Trung ương Cục Miền Nam. Trong khi đó chính quyền ngoài Bắc gồm nhiều người ngoài Đảng hay các đảng Xã hội và Dân chủ.
 
Đảng lãnh đạo toàn bộ (sau này được công khai), nhưng đường lối chính sách của Mặt trận có tính độc lập bề ngoài vì Mặt trận gồm nhiều thành phần, nhưng chịu chỉ đạo bí mật từ các cấp lãnh đạo Đảng theo nguyên tắc xác lập trong nội bộ Mặt trận. Các lãnh đạo của Mặt trận nhiều người không công khai là đảng viên cộng sản (trừ các vị công khai là lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng), sau này mới công khai, nhằm tạo ra một vị thế đa thành phần tranh thủ ủng hộ quốc tế, và thu hút lực lượng rộng rãi hơn, nhất là các thành phần ở đô thị, tầng lớp trên tư sản dân tộc hay trí thức, hay tín đồ và chức sắc các tôn giáo,... Điểm này rất giống với Mặt trận Việt Minh trước đây, nhiều đảng viên trong Mặt trận hoạt động danh nghĩa trí thức hay của đảng Dân chủ và đảng Xã hội.
Dòng 241:
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam thành lập [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân giải phóng miền Nam]], một lực lượng quân sự mà nòng cốt là những người từng tham gia [[Việt Minh]] đồng thời bao gồm cả một số người từng là thành viên [[Cao Đài]], [[Hòa Hảo]], [[Bình Xuyên]].
 
Phía đối phương có khi phân chia quân giải phóng (với quân đội nhân dân) để chỉ lực lượng ở B2 là căn cứ vào thẩm quyền chỉ huy, vì từ B2 trở vào là do Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam chỉ huy - là chỉ huy Quân giải phóng công khai khi quân giải phóng mới thành lập. Trên thực tế, B2 là địa bàn xa, Trung ương cần một ban chỉ đạo trực tiếp nên thiết lập Trung ương Cục Miền Nam để chỉ đạo. Cơ cấu tổ chức của phía cách mạng địa bàn này cũng khác biệt với các địa bàn do Trung ương trực tiếp chỉ đạo. Như Trung ươngTrung ương Đảng thì B2 có Trung ương Cục, Trung ương có Bộ Tổng tư lệnh, thì B2 có Bộ Tư lệnh Miền, Trung ươngcó quân ủy Trung ương thì B2 có quân ủy Miền... tức các thiết chế tương tự như ở Trung ương, dưới nữa mới đến các Khu hay quân khu, tương tự như các khu do Trung ương trực tiếp chỉ đạo, nhưng vẫn chịu chỉ đạo thông suốt từ Trung ương Đảng.{{fact|date=7-2014}}
 
Theo nhận định của Mỹ, lực lượng quân chủ lực gồm từ cả ngoài Bắc vào, được trang bị vũ khí hạng nặng, tỷ lệ đảng viên cao, trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thông, được huấn luyện chu đáo. Quân địa phương thường chiến đấu gần tỉnh nhà của họ, không cần đảng viên, không cần biết chữ, dù hoạt động chuyên nghiệp. Du kích hầu hết là nông dân nghèo hoạt động bán thời gian ở địa phương, tham gia xây dựng công sự, vận chuyển khí tài, đánh địch... chịu chỉ đạo của quân giải phóng ở mức độ thấp hoặc của Mặt trận. Đôi khi có sự thiếu hụt nhân lực phải bổ sung nhưng ít có hoán chuyển và quân chủ lực luôn bảo đảm tinh nhuệ nhất. Lính miền Bắc khi vào Nam vẫn giữ phù hiệu, dù có cá nhân độn vào lực lượng tiểu đoàn Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Các đơn vị từ miền Bắc di chuyển sâu hơn về phía Nam cần phối hợp nhiều hơn với Quân Giải phóng và các lực lượng tại địa phương. Về công khai tất cả các lực lượng vũ trang tại miền Nam đều do Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ huy. Việc phân chia quân đội [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] và quân đội Việt Cộng cũng một phần nhằm mục đích chia rẽ, nhưng chủ yếu để có chiến thuật quân sự thích hợp, vì quân miền Bắc được huấn luyện tốt hơn lực lượng tại chỗ.